Chi và Thanh chạy ra đón ông Kim.
Chi niềm nở:
- Tối qua bí thư tỉnh ủy gọi điện xuống báo có bác Sắc cùng đi, chúng tôi vui quá.
Ông Kim hỏi đùa:
- Thế nhỡ anh Sắc không đồng ý với cách làm ăn của các cậu, liệu các cậu có vui không? - Bác Sắc cùng đi với bác Ẩn xuống Tam Bình mấy lần rồi nên chúng tôi đã biết bác ấy là con người thế nào.
- Trời còn có lúc nắng sớm chiều mưa thì con người cũng có khi tính tình lúc mưa lúc nắng thì sao?
Chi nói ngay:
- Nắng thì đội nón, mưa thì mặc áo mưa chứ lo gì ạ.
Ông Kim cười hỏi ông Sắc:
- Anh Sắc thấy bí thư huyện ủy Tam Bình đối đáp thế nào?
- Tôi đã nghe lời phát biểu của cô Chi trong lần hội nghị thảo luận thông qua Nghị quyết 68 rồi.
Khách ngồi vào ghế. Chi đi súc ấm pha nước. Ông Kim hỏi:
- Mấy hôm nay các cậu có đi xuống cơ sở không? Tình hình gặt hái đến đâu rồi?
Thanh đáp:
- Hôm qua em đi An Bình, trước đây ba hôm cô Chi xuống Gia Đạo. Nói chung các Hợp tác xã trong huyện gặt được khoảng ba mươi phần trăm rồi.
- Lúa má thế nào?
Chi vừa rót nước vừa trả lời:
- Đạt trên bốn tấn rưỡi một héc-ta là cái chắc.
- Toàn huyện?
Thanh đáp thay Chi:
- Có cái anh Bình Minh may ra được trên ba tấn rưỡi.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Sao thế?
Thanh giải thích:
- Khuyết điểm chủ yếu của Hợp tác xã Bình Minh ở chỗ chưa xác định vấn đề mấu chốt của công tác ba khoán. Ban quản trị làm theo kinh nghiệm chủ quan, chung chung, đại khái rồi giao xuống cho đội sản xuất, không kiểm tra, không rút kinh nghiệm, để các đội làm mò mẫm nên có đội tuy đã tổ chức được khoán việc cho nhóm, cho lao động, cho hộ nhưng giữa vụ nhóm tan vỡ, kết quả cuối cùng phải tháo khoán ở đội vì định mức lao động không sát, kế hoạch ba khoán không chính xác, thù lao lao động không công bằng, tùy tiện.
Ông Kim kêu lên:
- Chết thật! Các cậu không phát hiện được việc này à?
- Cũng may chúng tôi phát hiện kịp thời và tập trung chấn chỉnh ngay mới không bị rơi vào một vụ mùa thất bát.
Ông Kim quay sang hỏi Chi:
- Cô Chi xuống Gia Đạo thấy thế nào?
Chi đáp giọng chắc nịch:
- Gì chứ trên bốn tấn rưỡi nắm chắc trong tay anh ạ.
- Hôm lúa cấy được mấy tháng nghe tay Dậu nói thế tớ bảo là lạc quan tếu, không ngờ nó đạt được thật. Uống nước xong rồi, ta đi được chưa?
Thanh nói với ông Kim:
- Bí thư đi cùng với hai bác xuống Gia Đạo, em phải xuống Bình Minh kiểm tra xem tình hình gặt hái thế nào. Mấy lão lãnh đạo ở Bình Minh làm ăn lơ mơ lắm, không kiểm tra không được.
Ông Kim đứng lên bảo ông Sắc:
- Ta đi anh.
Khi mọi người ra xe, Chi hỏi ông Kim:
- Cơm nước thế nào để chúng em chuẩn bị?
- Khoán cho cậu Đô trưa nay mời Ban quản trị Gia Đạo ăn thịt chim rồi, các cậu không phải lo.
Nhà làm việc của Ban quản trị Gia Đạo vắng tanh. Chi đi vòng nhìn quanh quất rồi quay lại nói với ông Kim:
- Chắc ra đồng gặt hết rồi anh ạ.
Ông Sắc bảo:
- Ta đi ra ruộng xem bà con gặt hái ra sao. Lâu lắm tôi chưa nhìn thấy cảnh gặt hái ngày mùa của nông dân nên nhớ lắm.
- Anh Sắc nói phải đấy - Ông Kim hưởng ứng - Đi ra ruộng gặp gỡ bà con cho vui. Riêng cậu Đô và cậu Hành có nhiệm vụ đi bắn chim nhé. Trưa nay tớ định chiêu đãi mọi người một bữa thịt chim xào sả.
- Anh cứ đi đi. Trưa nay em bảo đảm mỗi người mười con vừa sẻ vừa chào mào là được chứ gì.
- Đừng để mọi người bảo cậu nói phét là được.
Nói xong ông Kim bước đi. Mọi người theo sau.
Trên đường đi ông Kim hỏi ông Sắc:
- Ngày chưa đi hoạt động cách mạng, anh có tham gia làm ruộng không?
- Tôi sinh ra lớn lên và đi học ở Huế. Nhưng quê gốc của tôi lại ở huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Dịp nghỉ hè nào tôi cũng được ba mẹ tôi cho về quê một tháng ở với ông bà nội. Kết bạn chơi bời với lũ trẻ chăn trâu một tháng rồi trở về thành phố. Mười bảy tuổi tôi từ giã trường Quốc học nhảy lên núi tham gia cách mạng nên chẳng biết cày bừa cấy hái là gì. Năm 1954 tôi tập kết ra Bắc. Giai đoạn cải cách ruộng đất tôi được cử tham gia. Bấy giờ tôi mới thực sự hiểu cuộc sống của người nông dân.
- Nói cho cùng người nông dân thời nào cũng thế. Họ là người khổ nhất. Cán bộ, công nhân viên Nhà nước và nhân dân phố thị tuy cũng còn nhiều khó khăn nhưng hàng tháng vẫn còn có mấy lạng đường, mấy lạng thịt, cân cá để ăn. Còn nông thôn trừ những gia đình có con cái thoát li, năm thì mười họa còn đưa về cho bố mẹ mấy lạng đường, túi mì chính, còn lại thì chẳng biết đường ngọt hay đắng nữa. Khổ thế nhưng lại đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây và đế quốc Mỹ ngày nay thì họ lại là người đóng góp nhiều nhất.
- Tôi nghĩ vấn đề nông dân sẽ còn kéo dài vài ba chục năm nữa may ra mới giải quyết được.
Ngọ ì ạch kéo cái xe cải tiến chất đầy lúa đi ngược lại. Người Ngọ cởi trần. Mồ hôi đầm đìa từ trên mặt cho tới lưng. Sợi dây thừng vắt qua vai in thành một vệt dài đỏ bầm từ cổ chạy tới lưng.
Gặp người đi lại, Ngọ ngẩng lên nhìn. Khi nhận ra ông Kim và Chi, Ngọ buông càng xe chào xởi lởi:
- Ôi, bác bí thư tỉnh ủy và cả cô bí thư huyện ủy nữa. Còn ai đây nữa thì em không nhận ra.
Chi giới thiệu:
- Đây là bác Sắc, phái viên của Ban bí thư Trung ương.
Ngọ xuýt xoa:
- Quý hóa quá. Ở Ban bí thư Trung ương mà còn quá bộ về thăm Hợp tác xã chúng em thì chẳng có vinh dự nào bằng.
Ông Kim nhận ra Ngọ:
- Cậu là cậu Ngọ, phó chủ nhiệm kiêm đội trưởng sản xuất trước đây có phải không?
- Vâng. Bác bí thư mới gặp em có mấy lần mà còn nhớ thì tài thật.
Ông Kim cười:
- Ai tớ còn quên chứ cậu thì tớ không khi nào quên. Cậu có nhớ cái lần Ban quản trị các cậu đang còn chè chén với nhau, tớ cho người chạy về gọi ra tận ruộng và bắt các cậu nhảy xuống bốc đất lên kiểm tra không. Tớ còn nhớ cậu mang cả đôi giày vải bộ đội không kịp cởi nhảy vội nhảy vàng xuống ruộng, cậu có nhớ không?
Ngọ nhớ lại và cười hì hì:
- Đến chết em cũng không quên. Gớm, chỉ ngày hôm sau thôi chuyện ấy đã loang ra cả xã chứ không phải chỉ trong Hợp tác xã Gia Đạo. Gặp em ở đâu trẻ con cũng hỏi: Chú Ngọ ơi, chú đã vớt được giày của chú ở dưới ruộng lên chưa? Xấu hổ với cả trẻ con bác bí thư ạ.
Ông Kim hỏi đùa:
- Tớ đi rồi chắc các cậu chửi tớ ghê lắm có phải không?
- Đâu dám. Tội của chúng em đáng phải làm như vậy.
Ông Kim nhìn xe lúa đầy ắp hạt và hạt hỏi Ngọ:
- Không có ai kéo nữa hay sao mà ì ạch kéo cả xe lúa đầy như thế này?
- Em để cho mấy mẹ con nó tranh thủ gặt bác ạ. Có mệt một chút nhưng dôi ra được một người gặt.
- Gia đình cậu nhận khoán bao nhiêu sào?
- Một mẫu hai bí thư ạ.
- Mấy lao động mà nhận khoán nhiều thế?
Ngọ đáp:
- Nhà em có ba lao động chính, một lao động phụ. Bình quân ba sào một người, chẳng có gì vất vả lắm đâu.
Ông Kim hỏi:
- Cậu dự kiến thu hoạch xong nhà cậu được bao nhiêu thóc?
Ngọ lấy trên xe một nắm lúa đưa cho ông Kim xem rồi hỏi:
- Theo bác lúa như thế này thì được bao nhiêu tạ một mẫu?
Ông Kim vuốt ve những bông lúa trĩu hạt trong tay rồi bảo:
- Tớ đoán không dưới một tấn rưỡi một mẫu.
- Bác đoán như thế hóa ra mỗi sào chỉ đạt một tạ rưỡi thôi à?
Ông Kim hỏi:
- Theo cậu thì một sào được bao nhiêu?
Ngọ trả lời chắc nịch:
- Dứt khoát không dưới một tấn tám một mẫu. Em cầm nắm lúa trong tay em biết mà.
Nét mặt ông Kim rạng rỡ:
- Như vậy nhà cậu vụ mùa này thu hoạch hơn hai tấn thóc?
- Đó là bao gồm thóc nộp sản lượng cho Hợp tác nữa chứ có phải thóc riêng nhà em đâu.
Ông Kim thấy lòng mình phơi phới niềm vui khôn tả. Như vậy là Nghị quyết 68 đã thực sự đi vào cuộc sống cụ thể của người nông dân. Ông nói với Ngọ bằng cái giọng thân thương:
- Thôi, kéo lúa về đi còn tranh thủ để đi chuyến khác. Mà cố vừa thôi. Trật khớp xương sống là nằm đấy cho vợ con nuôi suốt đời đấy.
Ngọ vui vẻ đáp lại:
- Em lường được sức em chứ bác. Thôi, chào hai bác và cô Chi nhé.
Ngọ ngoắc sợi dây thừng vào vai rồi khom lưng ráng sức kéo xe đi. Ông Kim nhìn theo Ngọ rồi nói với ông Sắc:
- Anh đã thấy sức mạnh khi người ta gắn công việc của Hợp tác xã với lợi ích của gia đình mình không? Giá như ông Đỗ xuống tận nơi để nhìn thấy hình ảnh vừa rồi và nghe nông dân nói lúa họ đưa về không phải chỉ cho gia đình mình mà còn là lúa của Hợp tác, không biết ông ấy sẽ nghĩ sao.
Chi nói:
- Khi người ta khăng khăng nghĩ là mình đúng, còn người khác là sai thì có bổ óc người ta ra để nhét những điều thực tế hiển nhiên vào thì cũng chỉ thế mà thôi. Anh thấy như ông Bao đấy. Đi hết huyện này qua huyện khác mà cuối cùng vẫn một mực cho chúng ta đang làm sai, là ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa xét lại đấy thôi.
Ông Sắc tỏ ra đồng tình:
- Cô Chi nói đúng đấy. Bảo thủ là một trong những căn bệnh khó chữa nhất. Những người dám nhìn vào sự thật để thay đổi quan niệm của mình như anh Ẩn là hiếm lắm.
- Làm người lãnh đạo không có gì vui bằng khi nghĩ quyết định của mình là đúng, là đưa lại những thành quả rõ rệt. Nếu không có ai ngăn cản thì chỉ vài ba vụ lúa nữa thôi, Phước Vĩnh sẽ trở thành lá cờ đầu trong sản xuất nông nghiệp của miền Bắc cho anh xem.
Ông Sắc cũng tỏ ra hoan hỉ:
- Tôi xin chia vui với anh.
Bà Ngật, Hoang và bà Lăng đang lom khom gặt với nhau. Khi ngẩng lên nhìn thấy ông Kim đang đi lại phía mình chào rõ to:
- Chào ông bí thư tỉnh ủy. Ông về xem chúng tôi gặt đấy à?
Ông Kim nói vui:
- Ra gặt hộ các bà đây.
Nói xong ông Kim lội xuống ruộng. Chi và ông Sắc đi theo.
Ông Kim hỏi:
- Ba người vẫn tiếp tục khoán nhóm hay sao mà gặt chung thế này?
Bà Ngật đáp:
- Ba hộ chúng tôi đều thuộc diện neo đơn nên rủ nhau vần công, đổi công như ngày xưa cho vui ông ạ. Hôm nay gặt cho người này, ngày mai lại chuyển qua gặt cho người khác. Còn ruộng ai vẫn người ấy làm.
Ông Kim hỏi:
- Mùa gặt mà ông nhà bà không về giúp buổi nào sao?
Bà Ngật đáp:
- Ông nghĩ bom đế quốc Mỹ ngày nào cũng dội xuống đường ở trong khu Bốn, làm sao mà nghỉ để về giúp vợ con được hả ông. Thôi thì cố thực hiện cái khâu phụ nữ ba đảm đang để nuôi con vậy.
Ông Kim bảo bà Ngật:
- Bà cho tôi mượn cái liềm xem tôi còn nhớ gặt lúa không.
Bà Ngật đưa liềm cho ông Kim. Ông Kim cầm lấy và cúi xuống gặt thoăn thoắt. Bà Ngật thấy thế khen:
- Ông bí thư gặt thế này thì bà con chúng tôi thua ông rồi.
Ông Kim gặt thêm mấy nắm nữa rồi trả liềm cho bà Ngật, hỏi:
- Bà nhận khoán mấy sào?
- Em ngặt người nên chỉ dám nhận khoán ba sào, bà Lăng có thêm một lao động phụ nên nhận bốn sào. Còn cô Hoang chỉ nhận hai sào còn dành thời gian để nấu rượu.
Hoang trách bà Ngật:
- Bà chỉ được cái mau mồm là không ai bằng.
Dậu và Bích từ xa vội vàng đi lại. Chạm mặt ông Kim, Dậu nói ngay:
- Nghe ông Ngọ bảo bí thư và bác Sắc về thăm bà con gặt lúa nên tôi vội đi tìm cô Bích đến ngay. Bác bí thư và bác Sắc vẫn khỏe chứ ạ?
Ông Sắc đáp:
- Cám ơn anh đã hỏi thăm.
Ông Kim đùa:
- Cậu quên bí thư huyện ủy à?
- Bí thư huyện ủy đã thành người nhà rồi. Vài ba hôm lại đạp xe đạp lóc cóc xuống với bà con, hỏi thăm có mà mỏi mồm.
Ông Kim cười:
- Anh Sắc thấy tay này ca ngợi bí thư huyện ủy của mình có khéo không?
Ông Sắc cười không đáp.
Ông Kim quay sang hỏi Bích:
- Cô phó chủ nhiệm thế nào. Vẫn còn gắn bó với anh lính cao xạ pháo đấy chứ?
Bích thẹn thùng hỏi:
- Làm sao mà bí thư biết ạ?
- Tình yêu có hương thơm toả khắp nơi nên tớ ngửi thấy.
- Vậy thì cháu chịu bác rồi. Chúng cháu định cuối năm cưới, bác về dự với chúng cháu nhé?
Ông Kim hỏi đùa:
- Thế định vứt chức phó chủ nhiệm cho ai mà tính chuyện về nhà chồng?
- Chúng cháu đã thoả thuận với nhau rồi. Cưới xong cháu vẫn ở lại nhà cháu.
- Thế là anh lính cao xạ pháo này lại rơi vào cảnh chó chui gầm chạn rồi.
Dậu nhìn trời rồi nói với ông Kim:
- Trời nắng rồi. Em xin mời bí thư, bác Sắc và bí thư huyện ủy về Ban quản trị uống nước.
Ông Kim bảo Dậu:
- Cậu dẫn tớ và anh Sắc đi thăm bà con một lượt đã.
- Hợp tác xã của em có những ba cánh đồng, đi hết thế nào được. Hai bác cứ nhìn đám ruộng của bà Ngật đây thì cũng biết được lúa má của Hợp tác em vụ này như thế nào rồi.
Bà Ngật góp ý:
- Phải đấy bác bí thư ạ. Trời bắt đầu nắng to rồi, bác về nhà Ban quản trị nghỉ ngơi và hỏi chuyện cũng được. Việc gì mà lội khắp hết ba cánh đồng.
- Đi hết ba cánh đồng thì không, nhưng cậu dẫn tớ và anh Sắc đến thăm một hộ nào đó nhận khoán nhiều nhất để tớ hỏi xem thế nào.
Bích bảo:
- Hộ nhận khoán nhiều nhất là hộ ông Mẫn. Ông ấy nhận khoán đến hai mẫu. Có khi chú Dậu dẫn bí thư tỉnh ủy và bác Sắc đến đó hỏi thăm rồi về cũng vừa.
Ông Kim hỏi:
- Thế cô không đi cùng chúng tôi à?
- Cháu phải về nhà có chút việc.
Ông Kim nhìn Bích rồi nói đùa:
- Tớ đoán ra việc gì rồi đấy nhé. Tớ nói luôn cho nhanh. Các cậu chẳng phải lo cơm nước gì đâu. Tớ và anh Sắc trưa nay về ăn cơm chỗ cô Chi.
- Bác nói thế là chúng em buồn lắm. Có khi bà con xã viên còn trách chúng em là không biết xử sự nữa đấy. Trưa nay chúng em mời hai bác và cô Chi ăn cơm là toàn của nhà cán bộ Ban quản trị chứ không xâm phạm một chút nào vào công quỹ của Hợp tác đâu mà hai bác và cô Chi ngại.
Bích tiếp lời Dậu:
- Hôm nay Ban quản trị sẽ mời hai bác và cô ăn một bữa cơm gạo mới để thưởng thức thành quả của Nghị quyết 68. Hai bác và cô không nhận lời có nghĩa là hai bác và cô chưa thừa nhận thành công của Nghị quyết 68 đấy.
Ông Kim cười:
- Thua con bé này rồi anh Sắc ạ.
- Bác cứ nói thế. Cháu nói thật lòng đấy mà. Tâm huyết của bác dành cho Hợp tác xã không biết bao nhiêu, chẳng lẽ Hợp tác xã không làm được bữa cơm gạo mới để mời lại bác để trả ơn.
- Tớ đã bảo tớ thua rồi mà.
Bích vui vẻ hỏi:
- Thế là bác đã nhận lời rồi phải không?
Ông Kim gật đầu:
- Đồng ý.
- Cháu biết ngay mà.
- Biết cái gì?
- Biết là bác không khi nào chê cơm của nông dân.
- Này, khôn vừa thôi. Khôn quá là không lớn đâu đấy.
Bích cười rất tươi:
- Thế thì cháu mừng quá. Cháu sẽ được trẻ mãi như thế này chứ chẳng bao giờ già. Cháu về đây.
Ông Kim dặn Bích:
- Cháu về lấy cho bác một ít sả nhé.
- Để làm gì hả bác?
- Cháu cứ kiếm cho bác. Làm gì trưa nay sẽ biết.
Chi nói cho Bích hay:
- Từ nãy đến giờ bí thư tỉnh ủy nói đùa đấy chứ trưa nay bí thư định chiêu đãi Ban quản trị món thịt chim xào sả đấy.
- Thế mà cháu cứ tưởng.
Nói xong Bích chào mọi người rồi đi.
Đến chỗ nhà ông Mẫn đang cặm cụi gặt, Dậu gọi to:
- Ông Mẫn ơi. Các bác đến thăm hỏi ông bà đây này.
Ông Mẫn ngẩng đầu lên nhìn rồi vứt cái liềm trong tay chạy đến đón ông Kim.
Ông Mẫn xuýt xoa:
- Quý hóa quá. Các bác ra tận ruộng thăm bà con nông dân như thế này, khiến chúng tôi cảm động quá.
Ông Kim hỏi:
- Nghe nói nhà ông nhận khoán của Hợp tác hai mẫu phải không?
- Vâng.
- Nhà ông có mấy lao động mà nhận những hai mẫu?
Ông Mẫn đáp vui vẻ:
- Năm ông ạ. Cũng hơi vất một chút.
Ông Kim cầm một nắm lúa lên xem:
- Bình quân mỗi người phải làm bốn sào thì vất thật.
Ông Mẫn khoe:
- Ba cháu nhà tôi nó làm khỏe lắm ông ạ. Có khi gấp rưỡi, gấp đôi người khác.
Ông Kim nhìn quanh rồi hỏi:
- Còn đâu một cháu nữa?
- Một cháu gái đang gánh thóc về nhà. Tôi đã phân công rành mạch rồi ông bí thư ạ. Ba người gặt, còn một người chuyên môn chuyển lúa về sân. Cũng may là có anh chúng nó đi bộ đội đang chiến đấu ở trong Nam vì vậy thằng cháu thứ hai được ủy ban cho hoãn đi đợt sau nên thêm được một suất lao động.
Ông Sắc hỏi:
- Bác tính thu hoạch xong, hai mẫu của bác được bao nhiêu thóc?
Ông Mẫn như đã tính toán đâu vào đó rồi nên đáp luôn:
- Mỗi sào chắc được tạ bảy, tạ tám gì đó, cứ thế mà nhân lên thì được khoảng xấp xỉ hai tấn ông ạ.
Ông Sắc hỏi tiếp:
- Bác thấy cách thức làm ăn bây giờ và trước đây thế nào?
Ông Mẫn cười:
- Trước đây cứ nói Hợp tác xã là nhà, nhưng là cái nhà dột từ nóc dột xuống. Còn giờ đây chúng tôi cùng nhau ở trong một cái nhà khang trang nên chúng tôi biết giữ gìn làm sao cho cái nhà ngày một thêm chắc ông ạ.
- Đúng như vậy. Bà con phải coi Hợp tác xã là nhà của mình. Nó là cái gốc, còn mình là cành lá. Gốc khô là lá héo, cho nên muốn làm gì thì làm phải giữ cái gốc cho vững. Cám ơn ông đã cho chúng tôi biết thêm nhiều điều hay. Chúng tôi làm mất thì giờ của ông nhiều rồi nên chúng tôi đi đây.
- Vâng. Hai ông và cô bí thư huyện ủy đi.
Đi một đoạn, ông Kim hỏi Dậu:
- Thực hiện chế độ khoán trắng có nảy sinh vấn đề gì không?
Dậu thổ lộ:
- Nói chung là rất tốt, bà con gắn bó với ruộng Hợp tác không kém gì ruộng phần trăm của mình. Chỉ có một vấn đề mà chúng em đang suy nghĩ. Đó là các hộ neo đơn. Trong số hai trăm hai mươi tám hộ thì có đến hai mươi chín hộ neo đơn hoặc là hai ông bà già không con cái, hoặc có con đi bộ đội và một số lại rơi vào hoàn cảnh goá bụa giống như cô Hoang. Khoán trắng khiến các hộ này có ít nhiều khó khăn vì thiếu lao động nên thu nhập sẽ thấp hơn các gia đình khác là chắc chắn. Có hộ như của ông bà Khơi ở đội 2, hai ông bà yếu quá nên nhận khoán xong nhờ con cháu làm là chính. Ngày mai Ban quản trị cử ra năm người đến gặt giúp cho ông bà ấy.
Ông Kim nhắc Dậu:
- Cần quan tâm giải quyết vấn đề này ngay trong vụ xen canh và vụ chiêm tới đây. Nếu không có biện pháp tốt sẽ nảy sinh ra sự thiếu công bằng ở ngay trong Hợp tác xã. Các cậu định giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Có hai cách. Cách thứ nhất là gom các hộ neo đơn lại và tổ chức khoán nhóm như trước đây để tương trợ nhau. Nhóm bàn bạc và xin nhận khoán với Hợp tác xã bao nhiêu diện tích, Hợp tác xem xét thực lực của nhóm rồi giao diện tích khoán cho họ. Cách thứ hai là tổ chức đội tình nguyện của thanh niên giúp các gia đình neo đơn trong các ngày thời vụ. Chúng em cũng chỉ mới bàn nham nháp như vậy chứ chưa bàn kỹ nên chọn cách nào. Hôm trước chúng em có trao đổi việc này với bí thư huyện ủy. Theo chị Chi thì nên khôi phục lại hình thức khoán nhóm cho các hộ neo đơn.
Ông Kim đi mấy bước như để suy nghĩ xong mới nói:
- Theo tớ thì nên tiến hành đồng thời cả hai cách.
Ông Sắc góp thêm ý kiến:
- Chuyện này các anh cần quan tâm chỉ đạo làm cho tốt. Nếu không nó có thể trở thành chỗ sơ hở, người ta sẽ vin vào đó để phê phán việc làm của tỉnh ủy đấy.
Chi nói:
- Tôi nghĩ các hộ neo đơn đang muốn trở về với hình thức khoán nhóm. Việc bà Ngật, cô Hoang và bà Lăng vẫn gặt chung với nhau đã thể hiện khuynh hướng này. Tuy ba người có diện tích nhận khoán hoàn toàn khác nhau. Bà Lăng bốn sào, bà Ngật ba sào, còn cô Hoang chỉ hai sào nhưng cả ba người tỏ ra tự nguyện tham gia gặt nhóm.
Ông Kim hỏi:
- Trường hợp hai vợ chồng đều già yếu như ông gì đó trong Hợp tác xã có nhiều không?
Dậu đáp:
- Duy nhất có gia đình ông Khơi. Nói đúng ra hai ông bà này chưa già, chỉ có yếu thôi. Ông Khơi sáu mươi bảy tuổi, bà Khơi còn kém bà Quê, mẹ anh Tế những ba tuổi. Hai ông bà chỉ được một cô con gái lấy chồng tít mãi Lâm Phương. Vụ này cày bừa Hợp tác xã đều cử người làm cho hết, hai mẹ con cô con gái chỉ về giúp bố mẹ cấy rồi giao cho ông bà chăm. Bước vào vụ gặt đã hơn một tuần nay mà không thấy mẹ con cô con gái về nên chúng tôi phân công năm người trong Ban quản trị gặt đập giúp cho ông bà Khơi. Còn phơi phóng thì giao cho hai ông bà.
- Phải có phương hướng lâu dài với từng hộ neo đơn chứ không thể làm kiểu chữa cháy như vậy được. Cô Chi cần quan tâm chỉ đạo việc này nhé.
Chi đáp:
- Anh yên tâm. Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết tốt việc này.
Buổi chiều ông Kim ngồi uống nước và khoe với bà Thường những gì ông nhìn thấy ở Hợp tác xã Gia Đạo. Nghe xong bà Thường bảo:
- Vui thì vui thật nhưng chẳng hiểu sao tôi cứ lo phấp phỏng.
- Chị lo chuyện gì?
- Tự nhiên không thấy cấp trên đả động gì đến Nghị quyết 68 nên tôi đâm lo. Tôi nghĩ đây là sự im lặng bất thường giống chuyển trời trước lúc nổ ra sấm sét.
- Chúng ta có làm gì sai đâu mà sợ sấm với sét.
- Mình bảo mình không sai nhưng Ban bí thư lại bảo mình sai thì biết lấy ai đứng ở giữa mà phân xử được.
- Miễn sao lịch sử sau này phán rằng, việc chúng ta làm là hoàn toàn vì lợi ích của người nông dân, của đất nước chứ không đi ngược lại đường lối của Đảng, không phản Đảng, không đi theo chủ nghĩa xét lại thì việc mình còn sống hay đã chết có gì quan trọng đâu. Nói thật với chị xuống Gia Đạo thấy bà con nông dân gặt, cầm nắm lúa nặng trĩu trong tay và khuôn mặt rạng rỡ của họ mừng đến muốn rơi nước mắt chị ạ. Xem ra chuyện năm tấn, bảy tấn mà báo chí làm rùm beng chẳng có gì khó nếu để cho nông dân làm chủ lấy thửa ruộng của mình.
Nhìn ông Kim nói say sưa về những thay đổi của người nông dân, bà Thường thấy thương ông và lo cho ông quá. Bà nghĩ nếu lệnh của trên bắt Hợp tác xã phải quay về với con đường làm ăn trước đây không biết nỗi thất vọng của ông Kim sẽ đi đến đâu. Lúc ở gần, lúc ở xa nhưng gần ba mươi năm nay tình cảm giữa bà và ông Kim không hề thay đổi. Hai người theo dõi những bước đi của nhau. Vui mừng, lo lắng đều chia sẻ cho nhau. Bà lúc nào cũng coi ông Kim như một người em thân thiết của mình. Ông Kim cũng vậy. Ông luôn coi bà như một người chị gái. Mà nghĩ cũng lạ thật. Khi một thời đấu đá nảy lửa với ông Ẩn và sau này là ông Đỗ, bà không một chút lo lắng. Vậy mà giờ đây khi mọi việc tưởng như bình lặng thì bà lại lo cho ông Kim. Bà cũng như ông Kim chẳng còn lạ gì với tính nguyên tắc của ông Trung Chính. Không dễ gì ông bỏ qua chuyện tỉnh ủy Phước Vĩnh ngang nhiên ra Nghị quyết khoán hộ cho nông dân, mặc dù ông đã cảnh báo. Lạy trời đừng có chuyện gì xảy ra với chú ấy!
Chi niềm nở:
- Tối qua bí thư tỉnh ủy gọi điện xuống báo có bác Sắc cùng đi, chúng tôi vui quá.
Ông Kim hỏi đùa:
- Thế nhỡ anh Sắc không đồng ý với cách làm ăn của các cậu, liệu các cậu có vui không? - Bác Sắc cùng đi với bác Ẩn xuống Tam Bình mấy lần rồi nên chúng tôi đã biết bác ấy là con người thế nào.
- Trời còn có lúc nắng sớm chiều mưa thì con người cũng có khi tính tình lúc mưa lúc nắng thì sao?
Chi nói ngay:
- Nắng thì đội nón, mưa thì mặc áo mưa chứ lo gì ạ.
Ông Kim cười hỏi ông Sắc:
- Anh Sắc thấy bí thư huyện ủy Tam Bình đối đáp thế nào?
- Tôi đã nghe lời phát biểu của cô Chi trong lần hội nghị thảo luận thông qua Nghị quyết 68 rồi.
Khách ngồi vào ghế. Chi đi súc ấm pha nước. Ông Kim hỏi:
- Mấy hôm nay các cậu có đi xuống cơ sở không? Tình hình gặt hái đến đâu rồi?
Thanh đáp:
- Hôm qua em đi An Bình, trước đây ba hôm cô Chi xuống Gia Đạo. Nói chung các Hợp tác xã trong huyện gặt được khoảng ba mươi phần trăm rồi.
- Lúa má thế nào?
Chi vừa rót nước vừa trả lời:
- Đạt trên bốn tấn rưỡi một héc-ta là cái chắc.
- Toàn huyện?
Thanh đáp thay Chi:
- Có cái anh Bình Minh may ra được trên ba tấn rưỡi.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Sao thế?
Thanh giải thích:
- Khuyết điểm chủ yếu của Hợp tác xã Bình Minh ở chỗ chưa xác định vấn đề mấu chốt của công tác ba khoán. Ban quản trị làm theo kinh nghiệm chủ quan, chung chung, đại khái rồi giao xuống cho đội sản xuất, không kiểm tra, không rút kinh nghiệm, để các đội làm mò mẫm nên có đội tuy đã tổ chức được khoán việc cho nhóm, cho lao động, cho hộ nhưng giữa vụ nhóm tan vỡ, kết quả cuối cùng phải tháo khoán ở đội vì định mức lao động không sát, kế hoạch ba khoán không chính xác, thù lao lao động không công bằng, tùy tiện.
Ông Kim kêu lên:
- Chết thật! Các cậu không phát hiện được việc này à?
- Cũng may chúng tôi phát hiện kịp thời và tập trung chấn chỉnh ngay mới không bị rơi vào một vụ mùa thất bát.
Ông Kim quay sang hỏi Chi:
- Cô Chi xuống Gia Đạo thấy thế nào?
Chi đáp giọng chắc nịch:
- Gì chứ trên bốn tấn rưỡi nắm chắc trong tay anh ạ.
- Hôm lúa cấy được mấy tháng nghe tay Dậu nói thế tớ bảo là lạc quan tếu, không ngờ nó đạt được thật. Uống nước xong rồi, ta đi được chưa?
Thanh nói với ông Kim:
- Bí thư đi cùng với hai bác xuống Gia Đạo, em phải xuống Bình Minh kiểm tra xem tình hình gặt hái thế nào. Mấy lão lãnh đạo ở Bình Minh làm ăn lơ mơ lắm, không kiểm tra không được.
Ông Kim đứng lên bảo ông Sắc:
- Ta đi anh.
Khi mọi người ra xe, Chi hỏi ông Kim:
- Cơm nước thế nào để chúng em chuẩn bị?
- Khoán cho cậu Đô trưa nay mời Ban quản trị Gia Đạo ăn thịt chim rồi, các cậu không phải lo.
Nhà làm việc của Ban quản trị Gia Đạo vắng tanh. Chi đi vòng nhìn quanh quất rồi quay lại nói với ông Kim:
- Chắc ra đồng gặt hết rồi anh ạ.
Ông Sắc bảo:
- Ta đi ra ruộng xem bà con gặt hái ra sao. Lâu lắm tôi chưa nhìn thấy cảnh gặt hái ngày mùa của nông dân nên nhớ lắm.
- Anh Sắc nói phải đấy - Ông Kim hưởng ứng - Đi ra ruộng gặp gỡ bà con cho vui. Riêng cậu Đô và cậu Hành có nhiệm vụ đi bắn chim nhé. Trưa nay tớ định chiêu đãi mọi người một bữa thịt chim xào sả.
- Anh cứ đi đi. Trưa nay em bảo đảm mỗi người mười con vừa sẻ vừa chào mào là được chứ gì.
- Đừng để mọi người bảo cậu nói phét là được.
Nói xong ông Kim bước đi. Mọi người theo sau.
Trên đường đi ông Kim hỏi ông Sắc:
- Ngày chưa đi hoạt động cách mạng, anh có tham gia làm ruộng không?
- Tôi sinh ra lớn lên và đi học ở Huế. Nhưng quê gốc của tôi lại ở huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Dịp nghỉ hè nào tôi cũng được ba mẹ tôi cho về quê một tháng ở với ông bà nội. Kết bạn chơi bời với lũ trẻ chăn trâu một tháng rồi trở về thành phố. Mười bảy tuổi tôi từ giã trường Quốc học nhảy lên núi tham gia cách mạng nên chẳng biết cày bừa cấy hái là gì. Năm 1954 tôi tập kết ra Bắc. Giai đoạn cải cách ruộng đất tôi được cử tham gia. Bấy giờ tôi mới thực sự hiểu cuộc sống của người nông dân.
- Nói cho cùng người nông dân thời nào cũng thế. Họ là người khổ nhất. Cán bộ, công nhân viên Nhà nước và nhân dân phố thị tuy cũng còn nhiều khó khăn nhưng hàng tháng vẫn còn có mấy lạng đường, mấy lạng thịt, cân cá để ăn. Còn nông thôn trừ những gia đình có con cái thoát li, năm thì mười họa còn đưa về cho bố mẹ mấy lạng đường, túi mì chính, còn lại thì chẳng biết đường ngọt hay đắng nữa. Khổ thế nhưng lại đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây và đế quốc Mỹ ngày nay thì họ lại là người đóng góp nhiều nhất.
- Tôi nghĩ vấn đề nông dân sẽ còn kéo dài vài ba chục năm nữa may ra mới giải quyết được.
Ngọ ì ạch kéo cái xe cải tiến chất đầy lúa đi ngược lại. Người Ngọ cởi trần. Mồ hôi đầm đìa từ trên mặt cho tới lưng. Sợi dây thừng vắt qua vai in thành một vệt dài đỏ bầm từ cổ chạy tới lưng.
Gặp người đi lại, Ngọ ngẩng lên nhìn. Khi nhận ra ông Kim và Chi, Ngọ buông càng xe chào xởi lởi:
- Ôi, bác bí thư tỉnh ủy và cả cô bí thư huyện ủy nữa. Còn ai đây nữa thì em không nhận ra.
Chi giới thiệu:
- Đây là bác Sắc, phái viên của Ban bí thư Trung ương.
Ngọ xuýt xoa:
- Quý hóa quá. Ở Ban bí thư Trung ương mà còn quá bộ về thăm Hợp tác xã chúng em thì chẳng có vinh dự nào bằng.
Ông Kim nhận ra Ngọ:
- Cậu là cậu Ngọ, phó chủ nhiệm kiêm đội trưởng sản xuất trước đây có phải không?
- Vâng. Bác bí thư mới gặp em có mấy lần mà còn nhớ thì tài thật.
Ông Kim cười:
- Ai tớ còn quên chứ cậu thì tớ không khi nào quên. Cậu có nhớ cái lần Ban quản trị các cậu đang còn chè chén với nhau, tớ cho người chạy về gọi ra tận ruộng và bắt các cậu nhảy xuống bốc đất lên kiểm tra không. Tớ còn nhớ cậu mang cả đôi giày vải bộ đội không kịp cởi nhảy vội nhảy vàng xuống ruộng, cậu có nhớ không?
Ngọ nhớ lại và cười hì hì:
- Đến chết em cũng không quên. Gớm, chỉ ngày hôm sau thôi chuyện ấy đã loang ra cả xã chứ không phải chỉ trong Hợp tác xã Gia Đạo. Gặp em ở đâu trẻ con cũng hỏi: Chú Ngọ ơi, chú đã vớt được giày của chú ở dưới ruộng lên chưa? Xấu hổ với cả trẻ con bác bí thư ạ.
Ông Kim hỏi đùa:
- Tớ đi rồi chắc các cậu chửi tớ ghê lắm có phải không?
- Đâu dám. Tội của chúng em đáng phải làm như vậy.
Ông Kim nhìn xe lúa đầy ắp hạt và hạt hỏi Ngọ:
- Không có ai kéo nữa hay sao mà ì ạch kéo cả xe lúa đầy như thế này?
- Em để cho mấy mẹ con nó tranh thủ gặt bác ạ. Có mệt một chút nhưng dôi ra được một người gặt.
- Gia đình cậu nhận khoán bao nhiêu sào?
- Một mẫu hai bí thư ạ.
- Mấy lao động mà nhận khoán nhiều thế?
Ngọ đáp:
- Nhà em có ba lao động chính, một lao động phụ. Bình quân ba sào một người, chẳng có gì vất vả lắm đâu.
Ông Kim hỏi:
- Cậu dự kiến thu hoạch xong nhà cậu được bao nhiêu thóc?
Ngọ lấy trên xe một nắm lúa đưa cho ông Kim xem rồi hỏi:
- Theo bác lúa như thế này thì được bao nhiêu tạ một mẫu?
Ông Kim vuốt ve những bông lúa trĩu hạt trong tay rồi bảo:
- Tớ đoán không dưới một tấn rưỡi một mẫu.
- Bác đoán như thế hóa ra mỗi sào chỉ đạt một tạ rưỡi thôi à?
Ông Kim hỏi:
- Theo cậu thì một sào được bao nhiêu?
Ngọ trả lời chắc nịch:
- Dứt khoát không dưới một tấn tám một mẫu. Em cầm nắm lúa trong tay em biết mà.
Nét mặt ông Kim rạng rỡ:
- Như vậy nhà cậu vụ mùa này thu hoạch hơn hai tấn thóc?
- Đó là bao gồm thóc nộp sản lượng cho Hợp tác nữa chứ có phải thóc riêng nhà em đâu.
Ông Kim thấy lòng mình phơi phới niềm vui khôn tả. Như vậy là Nghị quyết 68 đã thực sự đi vào cuộc sống cụ thể của người nông dân. Ông nói với Ngọ bằng cái giọng thân thương:
- Thôi, kéo lúa về đi còn tranh thủ để đi chuyến khác. Mà cố vừa thôi. Trật khớp xương sống là nằm đấy cho vợ con nuôi suốt đời đấy.
Ngọ vui vẻ đáp lại:
- Em lường được sức em chứ bác. Thôi, chào hai bác và cô Chi nhé.
Ngọ ngoắc sợi dây thừng vào vai rồi khom lưng ráng sức kéo xe đi. Ông Kim nhìn theo Ngọ rồi nói với ông Sắc:
- Anh đã thấy sức mạnh khi người ta gắn công việc của Hợp tác xã với lợi ích của gia đình mình không? Giá như ông Đỗ xuống tận nơi để nhìn thấy hình ảnh vừa rồi và nghe nông dân nói lúa họ đưa về không phải chỉ cho gia đình mình mà còn là lúa của Hợp tác, không biết ông ấy sẽ nghĩ sao.
Chi nói:
- Khi người ta khăng khăng nghĩ là mình đúng, còn người khác là sai thì có bổ óc người ta ra để nhét những điều thực tế hiển nhiên vào thì cũng chỉ thế mà thôi. Anh thấy như ông Bao đấy. Đi hết huyện này qua huyện khác mà cuối cùng vẫn một mực cho chúng ta đang làm sai, là ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa xét lại đấy thôi.
Ông Sắc tỏ ra đồng tình:
- Cô Chi nói đúng đấy. Bảo thủ là một trong những căn bệnh khó chữa nhất. Những người dám nhìn vào sự thật để thay đổi quan niệm của mình như anh Ẩn là hiếm lắm.
- Làm người lãnh đạo không có gì vui bằng khi nghĩ quyết định của mình là đúng, là đưa lại những thành quả rõ rệt. Nếu không có ai ngăn cản thì chỉ vài ba vụ lúa nữa thôi, Phước Vĩnh sẽ trở thành lá cờ đầu trong sản xuất nông nghiệp của miền Bắc cho anh xem.
Ông Sắc cũng tỏ ra hoan hỉ:
- Tôi xin chia vui với anh.
Bà Ngật, Hoang và bà Lăng đang lom khom gặt với nhau. Khi ngẩng lên nhìn thấy ông Kim đang đi lại phía mình chào rõ to:
- Chào ông bí thư tỉnh ủy. Ông về xem chúng tôi gặt đấy à?
Ông Kim nói vui:
- Ra gặt hộ các bà đây.
Nói xong ông Kim lội xuống ruộng. Chi và ông Sắc đi theo.
Ông Kim hỏi:
- Ba người vẫn tiếp tục khoán nhóm hay sao mà gặt chung thế này?
Bà Ngật đáp:
- Ba hộ chúng tôi đều thuộc diện neo đơn nên rủ nhau vần công, đổi công như ngày xưa cho vui ông ạ. Hôm nay gặt cho người này, ngày mai lại chuyển qua gặt cho người khác. Còn ruộng ai vẫn người ấy làm.
Ông Kim hỏi:
- Mùa gặt mà ông nhà bà không về giúp buổi nào sao?
Bà Ngật đáp:
- Ông nghĩ bom đế quốc Mỹ ngày nào cũng dội xuống đường ở trong khu Bốn, làm sao mà nghỉ để về giúp vợ con được hả ông. Thôi thì cố thực hiện cái khâu phụ nữ ba đảm đang để nuôi con vậy.
Ông Kim bảo bà Ngật:
- Bà cho tôi mượn cái liềm xem tôi còn nhớ gặt lúa không.
Bà Ngật đưa liềm cho ông Kim. Ông Kim cầm lấy và cúi xuống gặt thoăn thoắt. Bà Ngật thấy thế khen:
- Ông bí thư gặt thế này thì bà con chúng tôi thua ông rồi.
Ông Kim gặt thêm mấy nắm nữa rồi trả liềm cho bà Ngật, hỏi:
- Bà nhận khoán mấy sào?
- Em ngặt người nên chỉ dám nhận khoán ba sào, bà Lăng có thêm một lao động phụ nên nhận bốn sào. Còn cô Hoang chỉ nhận hai sào còn dành thời gian để nấu rượu.
Hoang trách bà Ngật:
- Bà chỉ được cái mau mồm là không ai bằng.
Dậu và Bích từ xa vội vàng đi lại. Chạm mặt ông Kim, Dậu nói ngay:
- Nghe ông Ngọ bảo bí thư và bác Sắc về thăm bà con gặt lúa nên tôi vội đi tìm cô Bích đến ngay. Bác bí thư và bác Sắc vẫn khỏe chứ ạ?
Ông Sắc đáp:
- Cám ơn anh đã hỏi thăm.
Ông Kim đùa:
- Cậu quên bí thư huyện ủy à?
- Bí thư huyện ủy đã thành người nhà rồi. Vài ba hôm lại đạp xe đạp lóc cóc xuống với bà con, hỏi thăm có mà mỏi mồm.
Ông Kim cười:
- Anh Sắc thấy tay này ca ngợi bí thư huyện ủy của mình có khéo không?
Ông Sắc cười không đáp.
Ông Kim quay sang hỏi Bích:
- Cô phó chủ nhiệm thế nào. Vẫn còn gắn bó với anh lính cao xạ pháo đấy chứ?
Bích thẹn thùng hỏi:
- Làm sao mà bí thư biết ạ?
- Tình yêu có hương thơm toả khắp nơi nên tớ ngửi thấy.
- Vậy thì cháu chịu bác rồi. Chúng cháu định cuối năm cưới, bác về dự với chúng cháu nhé?
Ông Kim hỏi đùa:
- Thế định vứt chức phó chủ nhiệm cho ai mà tính chuyện về nhà chồng?
- Chúng cháu đã thoả thuận với nhau rồi. Cưới xong cháu vẫn ở lại nhà cháu.
- Thế là anh lính cao xạ pháo này lại rơi vào cảnh chó chui gầm chạn rồi.
Dậu nhìn trời rồi nói với ông Kim:
- Trời nắng rồi. Em xin mời bí thư, bác Sắc và bí thư huyện ủy về Ban quản trị uống nước.
Ông Kim bảo Dậu:
- Cậu dẫn tớ và anh Sắc đi thăm bà con một lượt đã.
- Hợp tác xã của em có những ba cánh đồng, đi hết thế nào được. Hai bác cứ nhìn đám ruộng của bà Ngật đây thì cũng biết được lúa má của Hợp tác em vụ này như thế nào rồi.
Bà Ngật góp ý:
- Phải đấy bác bí thư ạ. Trời bắt đầu nắng to rồi, bác về nhà Ban quản trị nghỉ ngơi và hỏi chuyện cũng được. Việc gì mà lội khắp hết ba cánh đồng.
- Đi hết ba cánh đồng thì không, nhưng cậu dẫn tớ và anh Sắc đến thăm một hộ nào đó nhận khoán nhiều nhất để tớ hỏi xem thế nào.
Bích bảo:
- Hộ nhận khoán nhiều nhất là hộ ông Mẫn. Ông ấy nhận khoán đến hai mẫu. Có khi chú Dậu dẫn bí thư tỉnh ủy và bác Sắc đến đó hỏi thăm rồi về cũng vừa.
Ông Kim hỏi:
- Thế cô không đi cùng chúng tôi à?
- Cháu phải về nhà có chút việc.
Ông Kim nhìn Bích rồi nói đùa:
- Tớ đoán ra việc gì rồi đấy nhé. Tớ nói luôn cho nhanh. Các cậu chẳng phải lo cơm nước gì đâu. Tớ và anh Sắc trưa nay về ăn cơm chỗ cô Chi.
- Bác nói thế là chúng em buồn lắm. Có khi bà con xã viên còn trách chúng em là không biết xử sự nữa đấy. Trưa nay chúng em mời hai bác và cô Chi ăn cơm là toàn của nhà cán bộ Ban quản trị chứ không xâm phạm một chút nào vào công quỹ của Hợp tác đâu mà hai bác và cô Chi ngại.
Bích tiếp lời Dậu:
- Hôm nay Ban quản trị sẽ mời hai bác và cô ăn một bữa cơm gạo mới để thưởng thức thành quả của Nghị quyết 68. Hai bác và cô không nhận lời có nghĩa là hai bác và cô chưa thừa nhận thành công của Nghị quyết 68 đấy.
Ông Kim cười:
- Thua con bé này rồi anh Sắc ạ.
- Bác cứ nói thế. Cháu nói thật lòng đấy mà. Tâm huyết của bác dành cho Hợp tác xã không biết bao nhiêu, chẳng lẽ Hợp tác xã không làm được bữa cơm gạo mới để mời lại bác để trả ơn.
- Tớ đã bảo tớ thua rồi mà.
Bích vui vẻ hỏi:
- Thế là bác đã nhận lời rồi phải không?
Ông Kim gật đầu:
- Đồng ý.
- Cháu biết ngay mà.
- Biết cái gì?
- Biết là bác không khi nào chê cơm của nông dân.
- Này, khôn vừa thôi. Khôn quá là không lớn đâu đấy.
Bích cười rất tươi:
- Thế thì cháu mừng quá. Cháu sẽ được trẻ mãi như thế này chứ chẳng bao giờ già. Cháu về đây.
Ông Kim dặn Bích:
- Cháu về lấy cho bác một ít sả nhé.
- Để làm gì hả bác?
- Cháu cứ kiếm cho bác. Làm gì trưa nay sẽ biết.
Chi nói cho Bích hay:
- Từ nãy đến giờ bí thư tỉnh ủy nói đùa đấy chứ trưa nay bí thư định chiêu đãi Ban quản trị món thịt chim xào sả đấy.
- Thế mà cháu cứ tưởng.
Nói xong Bích chào mọi người rồi đi.
Đến chỗ nhà ông Mẫn đang cặm cụi gặt, Dậu gọi to:
- Ông Mẫn ơi. Các bác đến thăm hỏi ông bà đây này.
Ông Mẫn ngẩng đầu lên nhìn rồi vứt cái liềm trong tay chạy đến đón ông Kim.
Ông Mẫn xuýt xoa:
- Quý hóa quá. Các bác ra tận ruộng thăm bà con nông dân như thế này, khiến chúng tôi cảm động quá.
Ông Kim hỏi:
- Nghe nói nhà ông nhận khoán của Hợp tác hai mẫu phải không?
- Vâng.
- Nhà ông có mấy lao động mà nhận những hai mẫu?
Ông Mẫn đáp vui vẻ:
- Năm ông ạ. Cũng hơi vất một chút.
Ông Kim cầm một nắm lúa lên xem:
- Bình quân mỗi người phải làm bốn sào thì vất thật.
Ông Mẫn khoe:
- Ba cháu nhà tôi nó làm khỏe lắm ông ạ. Có khi gấp rưỡi, gấp đôi người khác.
Ông Kim nhìn quanh rồi hỏi:
- Còn đâu một cháu nữa?
- Một cháu gái đang gánh thóc về nhà. Tôi đã phân công rành mạch rồi ông bí thư ạ. Ba người gặt, còn một người chuyên môn chuyển lúa về sân. Cũng may là có anh chúng nó đi bộ đội đang chiến đấu ở trong Nam vì vậy thằng cháu thứ hai được ủy ban cho hoãn đi đợt sau nên thêm được một suất lao động.
Ông Sắc hỏi:
- Bác tính thu hoạch xong, hai mẫu của bác được bao nhiêu thóc?
Ông Mẫn như đã tính toán đâu vào đó rồi nên đáp luôn:
- Mỗi sào chắc được tạ bảy, tạ tám gì đó, cứ thế mà nhân lên thì được khoảng xấp xỉ hai tấn ông ạ.
Ông Sắc hỏi tiếp:
- Bác thấy cách thức làm ăn bây giờ và trước đây thế nào?
Ông Mẫn cười:
- Trước đây cứ nói Hợp tác xã là nhà, nhưng là cái nhà dột từ nóc dột xuống. Còn giờ đây chúng tôi cùng nhau ở trong một cái nhà khang trang nên chúng tôi biết giữ gìn làm sao cho cái nhà ngày một thêm chắc ông ạ.
- Đúng như vậy. Bà con phải coi Hợp tác xã là nhà của mình. Nó là cái gốc, còn mình là cành lá. Gốc khô là lá héo, cho nên muốn làm gì thì làm phải giữ cái gốc cho vững. Cám ơn ông đã cho chúng tôi biết thêm nhiều điều hay. Chúng tôi làm mất thì giờ của ông nhiều rồi nên chúng tôi đi đây.
- Vâng. Hai ông và cô bí thư huyện ủy đi.
Đi một đoạn, ông Kim hỏi Dậu:
- Thực hiện chế độ khoán trắng có nảy sinh vấn đề gì không?
Dậu thổ lộ:
- Nói chung là rất tốt, bà con gắn bó với ruộng Hợp tác không kém gì ruộng phần trăm của mình. Chỉ có một vấn đề mà chúng em đang suy nghĩ. Đó là các hộ neo đơn. Trong số hai trăm hai mươi tám hộ thì có đến hai mươi chín hộ neo đơn hoặc là hai ông bà già không con cái, hoặc có con đi bộ đội và một số lại rơi vào hoàn cảnh goá bụa giống như cô Hoang. Khoán trắng khiến các hộ này có ít nhiều khó khăn vì thiếu lao động nên thu nhập sẽ thấp hơn các gia đình khác là chắc chắn. Có hộ như của ông bà Khơi ở đội 2, hai ông bà yếu quá nên nhận khoán xong nhờ con cháu làm là chính. Ngày mai Ban quản trị cử ra năm người đến gặt giúp cho ông bà ấy.
Ông Kim nhắc Dậu:
- Cần quan tâm giải quyết vấn đề này ngay trong vụ xen canh và vụ chiêm tới đây. Nếu không có biện pháp tốt sẽ nảy sinh ra sự thiếu công bằng ở ngay trong Hợp tác xã. Các cậu định giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Có hai cách. Cách thứ nhất là gom các hộ neo đơn lại và tổ chức khoán nhóm như trước đây để tương trợ nhau. Nhóm bàn bạc và xin nhận khoán với Hợp tác xã bao nhiêu diện tích, Hợp tác xem xét thực lực của nhóm rồi giao diện tích khoán cho họ. Cách thứ hai là tổ chức đội tình nguyện của thanh niên giúp các gia đình neo đơn trong các ngày thời vụ. Chúng em cũng chỉ mới bàn nham nháp như vậy chứ chưa bàn kỹ nên chọn cách nào. Hôm trước chúng em có trao đổi việc này với bí thư huyện ủy. Theo chị Chi thì nên khôi phục lại hình thức khoán nhóm cho các hộ neo đơn.
Ông Kim đi mấy bước như để suy nghĩ xong mới nói:
- Theo tớ thì nên tiến hành đồng thời cả hai cách.
Ông Sắc góp thêm ý kiến:
- Chuyện này các anh cần quan tâm chỉ đạo làm cho tốt. Nếu không nó có thể trở thành chỗ sơ hở, người ta sẽ vin vào đó để phê phán việc làm của tỉnh ủy đấy.
Chi nói:
- Tôi nghĩ các hộ neo đơn đang muốn trở về với hình thức khoán nhóm. Việc bà Ngật, cô Hoang và bà Lăng vẫn gặt chung với nhau đã thể hiện khuynh hướng này. Tuy ba người có diện tích nhận khoán hoàn toàn khác nhau. Bà Lăng bốn sào, bà Ngật ba sào, còn cô Hoang chỉ hai sào nhưng cả ba người tỏ ra tự nguyện tham gia gặt nhóm.
Ông Kim hỏi:
- Trường hợp hai vợ chồng đều già yếu như ông gì đó trong Hợp tác xã có nhiều không?
Dậu đáp:
- Duy nhất có gia đình ông Khơi. Nói đúng ra hai ông bà này chưa già, chỉ có yếu thôi. Ông Khơi sáu mươi bảy tuổi, bà Khơi còn kém bà Quê, mẹ anh Tế những ba tuổi. Hai ông bà chỉ được một cô con gái lấy chồng tít mãi Lâm Phương. Vụ này cày bừa Hợp tác xã đều cử người làm cho hết, hai mẹ con cô con gái chỉ về giúp bố mẹ cấy rồi giao cho ông bà chăm. Bước vào vụ gặt đã hơn một tuần nay mà không thấy mẹ con cô con gái về nên chúng tôi phân công năm người trong Ban quản trị gặt đập giúp cho ông bà Khơi. Còn phơi phóng thì giao cho hai ông bà.
- Phải có phương hướng lâu dài với từng hộ neo đơn chứ không thể làm kiểu chữa cháy như vậy được. Cô Chi cần quan tâm chỉ đạo việc này nhé.
Chi đáp:
- Anh yên tâm. Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết tốt việc này.
Buổi chiều ông Kim ngồi uống nước và khoe với bà Thường những gì ông nhìn thấy ở Hợp tác xã Gia Đạo. Nghe xong bà Thường bảo:
- Vui thì vui thật nhưng chẳng hiểu sao tôi cứ lo phấp phỏng.
- Chị lo chuyện gì?
- Tự nhiên không thấy cấp trên đả động gì đến Nghị quyết 68 nên tôi đâm lo. Tôi nghĩ đây là sự im lặng bất thường giống chuyển trời trước lúc nổ ra sấm sét.
- Chúng ta có làm gì sai đâu mà sợ sấm với sét.
- Mình bảo mình không sai nhưng Ban bí thư lại bảo mình sai thì biết lấy ai đứng ở giữa mà phân xử được.
- Miễn sao lịch sử sau này phán rằng, việc chúng ta làm là hoàn toàn vì lợi ích của người nông dân, của đất nước chứ không đi ngược lại đường lối của Đảng, không phản Đảng, không đi theo chủ nghĩa xét lại thì việc mình còn sống hay đã chết có gì quan trọng đâu. Nói thật với chị xuống Gia Đạo thấy bà con nông dân gặt, cầm nắm lúa nặng trĩu trong tay và khuôn mặt rạng rỡ của họ mừng đến muốn rơi nước mắt chị ạ. Xem ra chuyện năm tấn, bảy tấn mà báo chí làm rùm beng chẳng có gì khó nếu để cho nông dân làm chủ lấy thửa ruộng của mình.
Nhìn ông Kim nói say sưa về những thay đổi của người nông dân, bà Thường thấy thương ông và lo cho ông quá. Bà nghĩ nếu lệnh của trên bắt Hợp tác xã phải quay về với con đường làm ăn trước đây không biết nỗi thất vọng của ông Kim sẽ đi đến đâu. Lúc ở gần, lúc ở xa nhưng gần ba mươi năm nay tình cảm giữa bà và ông Kim không hề thay đổi. Hai người theo dõi những bước đi của nhau. Vui mừng, lo lắng đều chia sẻ cho nhau. Bà lúc nào cũng coi ông Kim như một người em thân thiết của mình. Ông Kim cũng vậy. Ông luôn coi bà như một người chị gái. Mà nghĩ cũng lạ thật. Khi một thời đấu đá nảy lửa với ông Ẩn và sau này là ông Đỗ, bà không một chút lo lắng. Vậy mà giờ đây khi mọi việc tưởng như bình lặng thì bà lại lo cho ông Kim. Bà cũng như ông Kim chẳng còn lạ gì với tính nguyên tắc của ông Trung Chính. Không dễ gì ông bỏ qua chuyện tỉnh ủy Phước Vĩnh ngang nhiên ra Nghị quyết khoán hộ cho nông dân, mặc dù ông đã cảnh báo. Lạy trời đừng có chuyện gì xảy ra với chú ấy!
Danh sách chương