Trước khi đưa Nghị quyết ra thảo luận trong Ban thường vụ, ông Kim muốn cho khảo sát một lần nữa ở một số Hợp tác xã đã thực hiện có kết quả các hình thức khoán do bản dự thảo đưa ra. Ông cử bà Thường đi xuống Hồng Vân, ông Côn đi lên Cao Sơn, còn ông trực tiếp xuống Gia Đạo. Ông ghé qua huyện ủy Tam Bình rủ Chi cùng đi với mình. Thấy chiếc xe con của ông Kim vừa chớm vào sân Hợp tác, Dậu chạy ra đón. Nhìn thấy trụ sở vắng lặng, ông Kim hỏi:
- Ban quản trị đâu hết mà chỉ có mình ông ở nhà? Dậu đáp:
- Người thì đi kiểm tra đồng ruộng, người thì tham gia sản xuất cùng với gia đình. Mời hai bí thư vào nhà uống nước.
Bước vào nhà chưa kịp ngồi, ông Kim hỏi:
- Lúa má thế nào?
Dậu khoe:
- Tốt lắm bí thư ạ. Lát nữa mời bí thư ra thăm đồng. Nhìn sướng mắt lắm.
- Ruộng khoán hộ và ruộng khoán nhóm có chênh lệch nhau nhiều không?
Dậu vừa rót vừa trả lời:
- Khó có ai phân biệt được đâu là ruộng khoán hộ, đâu là ruộng khoán cho nhóm. Thực tế thì khoán hộ và khoán nhóm chẳng khác gì nhau bao nhiêu. Một bên là một hộ làm, còn một bên là ba, bốn hộ neo đơn ghép lại cùng làm với nhau. Ai cũng muốn làm tốt phần ruộng mình được nhận để được hưởng lợi càng nhiều.
Ông Kim rạng rỡ mặt mày nói với Chi:
- Như vậy là chúng ta đã đi đúng hướng rồi có phải không bí thư huyện ủy.
Chi trêu ông Kim:
- Nhỡ ra lạc quan tếu thì sao ạ.
- Này, tớ không phải là cái anh dễ để cho người khác chọc tức đâu – Ông Kim tiếp tục hỏi Dậu – Phân đạm thiếu có nhiều không?
- Báo cáo bí thư. Nhờ chia phân về cho các hộ theo diện tích, bà con dùng hợp lí nên không thiếu lắm. Hơn nữa các hộ đầu tư phân chuồng vào ruộng của mình khá nhiều nên cây lúa vừa bén rễ là cứ thế vun vút bay lên chứ chưa cần đến đạm.
Ông Kim hỏi thẳng Dậu điều ông đang quan tâm:
- Theo ông đã khẳng định được tính ưu việt của phương thức khoán mới chưa? Còn chỗ nào không hợp lí không?
Dậu không chuẩn bị câu trả lời này nên nói với ông Kim:
- Để cho khách quan hơn, lát nữa bí thư gặp bà con hỏi, bà con sẽ nói cho bí thư nghe.
- Nhất định tớ sẽ hỏi bà con. Ở đây tớ muốn nghe ý kiến của cậu.
- Em nghĩ chủ trương của tỉnh ủy hoàn toàn chính xác. Nếu không gặp thiên tai, sâu bệnh, em đoan chắc vụ chiêm này sẽ thu trên một tạ một sào.
Ông Kim nhẩm tính:
- Cứ cho một tạ một sào đi thì một mẫu được một tấn. Tính ra héc-ta thì được ba tấn một héc-ta. Cậu nói phét thế nào chứ làm gì có con số ấy. Vụ mùa cậu nói thế tớ còn nghe được chứ vụ chiêm không thể đạt được năng suất như thế. Nếu tính thế hóa ra các cậu đạt trên sáu tấn một năm à?
Chi khẳng định ý kiến của Dậu:
- Có thể đạt được như vậy hoặc hơn đấy anh ạ.
Ông Kim vẫn còn nghi ngờ:
- Lại cả cô nữa, cũng lạc quan tếu nốt.
Chi nói như phân trần:
- Chẳng lạc quan tếu đâu anh ạ. Ruộng Tam Bình nói chung thuộc vào hàng nhất đẳng điền. Theo các cụ kể lại thì trước đây vụ mùa thường thu được từ mười đến mười một thúng một sào. Một thúng hơn mười cân, có phải hơn một tấn một mẫu không. Như vậy thời các cụ cũng đã đạt ba tấn một héc-ta rồi. Bây giờ canh tác có kỹ thuật chẳng lẽ lại thua các cụ.
Ông Kim nghĩ Chi và Dậu nói đúng nhưng vẫn vờ như chưa tin:
- Chờ thực tế chứng minh vậy. Nhưng nếu không đạt được như các cậu nói thì đừng viện mọi lí do để bào chữa đấy nhé. Tình hình khoán lợn cho đội sản xuất và hộ thế nào?
Dậu cười:
- Nói ra sợ bí thư lại cho em lạc quan tếu.
- Lạc quan tếu cũng được. Nói xem sao.
- Thưa với bí thư năm nay chắc chắn Hợp tác sẽ cân bán cho Nhà nước vượt trên một trăm phần trăm. Ban đầu chúng em tính ra sản lượng thu mua từ các hộ nhận khoán khoảng bảy tấn lợn hơi. Nhưng bà con mới nuôi chưa được ba tháng, chúng em đã tính toán lại đến cuối năm cầm chắc trong tay hơn mười lăm tấn lợn hơi. Lợn khoán của hai đội sản xuất dự kiến nộp cho Hợp tác chừng hai mươi bảy tấn. Tổng cộng lợn khoán cho hộ và đội sản xuất sẽ cân cho Nhà nước bốn mươi hai tấn, chưa kể lợn nuôi theo tiêu chuẩn nghĩa vụ của các gia đình.
Ông Kim vui sướng kêu lên:
- Nếu đúng như vậy thì đây là điều hoàn toàn bất ngờ.
Dậu đế theo:
- Ngay chúng em là người trong cuộc cũng thấy bất ngờ.
Những con số cứ như trong mơ. Như thế này thì không ai có thể ngăn cản được việc ra một Nghị quyết về đổi mới trong công tác quản lí lao động. Mà khi đã có Nghị quyết rồi thì không phải ai muốn làm thì làm, ai không muốn làm thì thôi. Bấy giờ toàn tỉnh sẽ thành Hồng Vân, Cao Sơn, Gia Đạo… Bộ mặt nông thôn của tỉnh sẽ có những biến đổi ít ai ngờ tới. Nghĩ đến viễn cảnh ấy ông Kim thấy lòng mình lâng lâng.
- Bí thư đang nghĩ gì mà ngồi ngẩn ra thế? – Thấy vẻ mặt đăm chiêu của ông Kim, Chi hỏi.
Ông Kim giật mình:
- Tớ nghĩ linh tinh chứ chẳng có gì quan trọng cả. Đi ra đồng được chưa ông Dậu?
- Bí thư uống nước rồi em dẫn đi.
Dậu đi trước, ông Kim và Chi đi sau.
Khi ra khỏi rìa làng, Dậu ngập ngừng nói:
- Có việc này chúng em đã xin ý kiến của bí thư huyện ủy nhưng bí thư huyện ủy chưa dám quyết, bảo để xin ý kiến bí thư tỉnh ủy.
- Chuyện gì vậy? – Ông Kim hỏi.
Dậu đáp:
- Chúng em muốn hóa giá toàn bộ công cụ sản xuất bao gồm cả trâu bò bán cho xã viên không biết có được không?
Ông Kim nói với Dậu:
- Việc hóa giá nông cụ thì đơn giản thôi. Nhưng hóa giá trâu bò thì phải tính toán cho kỹ. Ở Cao Sơn đang xảy ra tình trạng khi hóa giá trâu bò đã hợp đồng rõ ràng với Hợp tác đến vụ sản xuất, các hộ có trâu bò cho các hộ không có điều kiện mua trâu bò thuê cày bừa theo giá ngày công quy định của Hợp tác xã. Nhưng hợp đồng đó chỉ được thực hiện vụ lúa thứ nhất thôi. Đến vụ lúa thứ hai thì nhiều hộ có trâu bò gây khó khăn cho các hộ không có trâu bò nhưng Hợp tác chẳng làm gì được.
Chi đi cạnh ông Kim nói:
- Ban quản trị Gia Đạo có hỏi em về việc này, nhưng huyện ủy không dám quyết.
Ông Kim góp ý:
- Các cậu thử xem làm thế này có được không. Hợp tác xã để lại khoảng một chục con khoán cho các hộ nuôi như hiện nay để Hợp tác điều cày bừa cho các hộ không có trâu bò, còn lại hóa giá bán tất cho những ai muốn mua.
Dậu tỏ ra vui vẻ:
- Em thấy cách làm của bí thư hay quá. Có khi mấy hôm nữa em cho thực hiện ngay.
Ông Kim khuyên Dậu:
- Đấy chỉ là gợi ý của tớ thôi, còn phải thảo luận cho kỹ càng trước khi làm chứ không vội được đâu.
Cánh đồng trước mắt ông Kim hiện ra một màu xanh mượt mà trải dài mênh mông ngút mắt. Đôi ba cánh cò chấp chới bay lên từ ruộng lúa rồi mất hút sau những rặng tre mờ mờ cuối chân trời. Ông Kim thấy ruộng lúa nào cũng nhấp nhô bóng người nên hỏi Dậu:
- Tớ tưởng lúa đã làm cỏ đợt một xong rồi sao ruộng nào cũng có người. Bà con đang làm gì thế?
Dậu cười:
- Bí thư hỏi thế em cũng chẳng biết trả lời thế nào. Bây giờ mọi người tự nhiên đâm ra mê ruộng. Buồn cười lắm bí thư ạ. Có việc ra ruộng đã đành, không có việc cũng đi ra đồng nhảy xuống ruộng đưa tay sục bùn cho mấy bụi lúa rồi mới ra về. Trước đây đi qua ruộng có thấy lúa đổ nghiêng đổ ngả cũng bỏ đi chứ chẳng ai thèm bước xuống ruộng để dựng cây lúa dậy.
Bà Ngật và Hoang đang sục bùn cho lúa thấy mọi người đi tới đứng lên nhìn. Nhận ra Dậu, bà Ngật chào rõ to:
- Chào ông Chủ nhiệm. Ai hình như bí thư huyện ủy đang đi với ông có phải không?
Dậu bảo:
- Có cả bí thư tỉnh ủy đi ra thăm đồng nữa đấy. Bà và cô Hoang nghỉ tay lên đây nói chuyện cho vui.
Bà Ngật và Hoang từ giữa đám ruộng đi vào. Nhìn thấy ông Kim, bà Ngật bối rối:
- Đứng xa quá em không nhận ra bí thư tỉnh ủy và huyện ủy nên không kịp chào, mong bác và cô thông cảm cho.
- Không biết cũng chả sao - Ông Kim nói - Bà và cô đang làm cỏ lúa đấy à?
Bà Ngật đáp:
- Vâng. Chúng em đang làm cỏ sục bùn cho lúa bác ạ.
Dậu nói với ông Kim:
- Bà Ngật, cô Hoang và bà Lăng là ba hộ neo đơn ghép thành một nhóm để nhận khoán đấy bí thư ạ.
Ông Kim hỏi:
- Nhóm của bà và cô nhận khoán bao nhiêu sào?
Bà Ngật đáp:
- Vụ này chúng em thử nhận một mẫu xem sao đã. Nếu làm được, vụ mùa tới sẽ nhận nhiều hơn.
- Nhóm có ba người. Vậy còn một người nữa đâu mà không thấy làm cùng?
Hoang đáp:
- Bà Lăng hôm nay nhà có giỗ. Chúng tôi giao hẹn với nhau rồi. Nhà ai có việc bận thì hai nhà còn lại cứ việc ra ruộng làm chứ không nhất thiết chờ đủ cả ba nhà mới đi làm.
Ông Kim vui vẻ nói:
- Các bà các cô nghĩ thế là phải. Làm chung nhưng vẫn phải coi là ruộng của mình. Được thì hưởng chung, mất thì chịu chung cho nên bất kỳ ai trong nhóm cũng có trách nhiệm với đám ruộng của mình.
Hoang bắt đầu nói bô bô:
- Bà con phấn khởi lắm bác bí thư ạ. Trước đây thiên lôi chỉ đâu đánh đó. Kẻng đánh ra sân kho đứng chờ. Ban quản trị bảo đi làm cỏ đồng Mỏ Quạ thì đi, đi đồng Bầu thì đi. Ra ruộng quấy quá cho xong việc để chờ kẻng đánh nghỉ thì về. Làm đổ mồ hôi háng… ấy chết em nhỡ mồm, làm đổ mồ hôi hột cũng thế mà ngồi chơi cũng thế. Bây giờ thì đúng là mình làm cho mình bác bí thư ạ. Mỗi lần ra đến ruộng nhìn thấy cây lúa mở cờ mà lên thấy sướng quá. Bác đi khắp cả mấy cánh đồng của Hợp tác xã nhà em đố bác tìm thấy một ngọn cỏ giữa ruộng. Bác nhìn xem cây lúa mới cắm xuống chưa được hai tháng mà thấy thích mắt không. Nếu trời không làm hại thì không còn lo đói nữa bác ạ.
Những lời nói của Hoang như truyền cho ông Kim hơi ấm chân tình của người nông dân. Cái hơi ấm mộc mạc như cây cỏ gắn bó với ông từ thủa lọt lòng mẹ cho tới tận bây giờ. Ông hỏi bà Ngật:
- Nhóm của bà nhận khoán một mẫu làm có vất vả lắm không?
Bà Ngật nói khỏe re:
- Chẳng lấy gì làm vất vả lắm bác bí thư ạ. Cày, bừa thì Hợp tác đã làm cho rồi. Chúng tôi chỉ nhận ruộng để cấy, nhận phân để chăm bón cho đến khi đưa hạt thóc về nhà. Khô nước thì tát, nước lúc nào Hợp tác cũng cho sẵn đầy mương đầy máng, tha hồ.
Trên đường trở lại trụ sở Hợp tác, ông Kim nói:
- Nghị quyết của tỉnh ủy về quản lí lao động nông nghiệp sắp tới đây cũng đặt vấn đề mở rộng các phương thức sản xuất nhằm đưa năng suất đạt từ năm tấn rưỡi đến sáu tấn trên một héc-ta. Coi trọng vụ xen canh như một vụ chính trong năm. Nếu chỉ đạo tốt việc thực hiện Nghị quyết thì coi như đây là cuộc bứt phá ra khỏi đói nghèo, tiến tới xây dựng nông thôn tỉnh ta không những ăn no mặc ấm mà còn góp phần to lớn vào công cuộc chi viện cho miền Nam. Muốn làm được điều này điều kiện tiên quyết là phải mạnh dạn giao quyền tự chủ sản xuất cho nông dân. Ngoài ra chẳng có con đường nào khác.
Giọng ông Kim nghe lắng sâu như phát ra từ trái tim ông.
- Ban quản trị đâu hết mà chỉ có mình ông ở nhà? Dậu đáp:
- Người thì đi kiểm tra đồng ruộng, người thì tham gia sản xuất cùng với gia đình. Mời hai bí thư vào nhà uống nước.
Bước vào nhà chưa kịp ngồi, ông Kim hỏi:
- Lúa má thế nào?
Dậu khoe:
- Tốt lắm bí thư ạ. Lát nữa mời bí thư ra thăm đồng. Nhìn sướng mắt lắm.
- Ruộng khoán hộ và ruộng khoán nhóm có chênh lệch nhau nhiều không?
Dậu vừa rót vừa trả lời:
- Khó có ai phân biệt được đâu là ruộng khoán hộ, đâu là ruộng khoán cho nhóm. Thực tế thì khoán hộ và khoán nhóm chẳng khác gì nhau bao nhiêu. Một bên là một hộ làm, còn một bên là ba, bốn hộ neo đơn ghép lại cùng làm với nhau. Ai cũng muốn làm tốt phần ruộng mình được nhận để được hưởng lợi càng nhiều.
Ông Kim rạng rỡ mặt mày nói với Chi:
- Như vậy là chúng ta đã đi đúng hướng rồi có phải không bí thư huyện ủy.
Chi trêu ông Kim:
- Nhỡ ra lạc quan tếu thì sao ạ.
- Này, tớ không phải là cái anh dễ để cho người khác chọc tức đâu – Ông Kim tiếp tục hỏi Dậu – Phân đạm thiếu có nhiều không?
- Báo cáo bí thư. Nhờ chia phân về cho các hộ theo diện tích, bà con dùng hợp lí nên không thiếu lắm. Hơn nữa các hộ đầu tư phân chuồng vào ruộng của mình khá nhiều nên cây lúa vừa bén rễ là cứ thế vun vút bay lên chứ chưa cần đến đạm.
Ông Kim hỏi thẳng Dậu điều ông đang quan tâm:
- Theo ông đã khẳng định được tính ưu việt của phương thức khoán mới chưa? Còn chỗ nào không hợp lí không?
Dậu không chuẩn bị câu trả lời này nên nói với ông Kim:
- Để cho khách quan hơn, lát nữa bí thư gặp bà con hỏi, bà con sẽ nói cho bí thư nghe.
- Nhất định tớ sẽ hỏi bà con. Ở đây tớ muốn nghe ý kiến của cậu.
- Em nghĩ chủ trương của tỉnh ủy hoàn toàn chính xác. Nếu không gặp thiên tai, sâu bệnh, em đoan chắc vụ chiêm này sẽ thu trên một tạ một sào.
Ông Kim nhẩm tính:
- Cứ cho một tạ một sào đi thì một mẫu được một tấn. Tính ra héc-ta thì được ba tấn một héc-ta. Cậu nói phét thế nào chứ làm gì có con số ấy. Vụ mùa cậu nói thế tớ còn nghe được chứ vụ chiêm không thể đạt được năng suất như thế. Nếu tính thế hóa ra các cậu đạt trên sáu tấn một năm à?
Chi khẳng định ý kiến của Dậu:
- Có thể đạt được như vậy hoặc hơn đấy anh ạ.
Ông Kim vẫn còn nghi ngờ:
- Lại cả cô nữa, cũng lạc quan tếu nốt.
Chi nói như phân trần:
- Chẳng lạc quan tếu đâu anh ạ. Ruộng Tam Bình nói chung thuộc vào hàng nhất đẳng điền. Theo các cụ kể lại thì trước đây vụ mùa thường thu được từ mười đến mười một thúng một sào. Một thúng hơn mười cân, có phải hơn một tấn một mẫu không. Như vậy thời các cụ cũng đã đạt ba tấn một héc-ta rồi. Bây giờ canh tác có kỹ thuật chẳng lẽ lại thua các cụ.
Ông Kim nghĩ Chi và Dậu nói đúng nhưng vẫn vờ như chưa tin:
- Chờ thực tế chứng minh vậy. Nhưng nếu không đạt được như các cậu nói thì đừng viện mọi lí do để bào chữa đấy nhé. Tình hình khoán lợn cho đội sản xuất và hộ thế nào?
Dậu cười:
- Nói ra sợ bí thư lại cho em lạc quan tếu.
- Lạc quan tếu cũng được. Nói xem sao.
- Thưa với bí thư năm nay chắc chắn Hợp tác sẽ cân bán cho Nhà nước vượt trên một trăm phần trăm. Ban đầu chúng em tính ra sản lượng thu mua từ các hộ nhận khoán khoảng bảy tấn lợn hơi. Nhưng bà con mới nuôi chưa được ba tháng, chúng em đã tính toán lại đến cuối năm cầm chắc trong tay hơn mười lăm tấn lợn hơi. Lợn khoán của hai đội sản xuất dự kiến nộp cho Hợp tác chừng hai mươi bảy tấn. Tổng cộng lợn khoán cho hộ và đội sản xuất sẽ cân cho Nhà nước bốn mươi hai tấn, chưa kể lợn nuôi theo tiêu chuẩn nghĩa vụ của các gia đình.
Ông Kim vui sướng kêu lên:
- Nếu đúng như vậy thì đây là điều hoàn toàn bất ngờ.
Dậu đế theo:
- Ngay chúng em là người trong cuộc cũng thấy bất ngờ.
Những con số cứ như trong mơ. Như thế này thì không ai có thể ngăn cản được việc ra một Nghị quyết về đổi mới trong công tác quản lí lao động. Mà khi đã có Nghị quyết rồi thì không phải ai muốn làm thì làm, ai không muốn làm thì thôi. Bấy giờ toàn tỉnh sẽ thành Hồng Vân, Cao Sơn, Gia Đạo… Bộ mặt nông thôn của tỉnh sẽ có những biến đổi ít ai ngờ tới. Nghĩ đến viễn cảnh ấy ông Kim thấy lòng mình lâng lâng.
- Bí thư đang nghĩ gì mà ngồi ngẩn ra thế? – Thấy vẻ mặt đăm chiêu của ông Kim, Chi hỏi.
Ông Kim giật mình:
- Tớ nghĩ linh tinh chứ chẳng có gì quan trọng cả. Đi ra đồng được chưa ông Dậu?
- Bí thư uống nước rồi em dẫn đi.
Dậu đi trước, ông Kim và Chi đi sau.
Khi ra khỏi rìa làng, Dậu ngập ngừng nói:
- Có việc này chúng em đã xin ý kiến của bí thư huyện ủy nhưng bí thư huyện ủy chưa dám quyết, bảo để xin ý kiến bí thư tỉnh ủy.
- Chuyện gì vậy? – Ông Kim hỏi.
Dậu đáp:
- Chúng em muốn hóa giá toàn bộ công cụ sản xuất bao gồm cả trâu bò bán cho xã viên không biết có được không?
Ông Kim nói với Dậu:
- Việc hóa giá nông cụ thì đơn giản thôi. Nhưng hóa giá trâu bò thì phải tính toán cho kỹ. Ở Cao Sơn đang xảy ra tình trạng khi hóa giá trâu bò đã hợp đồng rõ ràng với Hợp tác đến vụ sản xuất, các hộ có trâu bò cho các hộ không có điều kiện mua trâu bò thuê cày bừa theo giá ngày công quy định của Hợp tác xã. Nhưng hợp đồng đó chỉ được thực hiện vụ lúa thứ nhất thôi. Đến vụ lúa thứ hai thì nhiều hộ có trâu bò gây khó khăn cho các hộ không có trâu bò nhưng Hợp tác chẳng làm gì được.
Chi đi cạnh ông Kim nói:
- Ban quản trị Gia Đạo có hỏi em về việc này, nhưng huyện ủy không dám quyết.
Ông Kim góp ý:
- Các cậu thử xem làm thế này có được không. Hợp tác xã để lại khoảng một chục con khoán cho các hộ nuôi như hiện nay để Hợp tác điều cày bừa cho các hộ không có trâu bò, còn lại hóa giá bán tất cho những ai muốn mua.
Dậu tỏ ra vui vẻ:
- Em thấy cách làm của bí thư hay quá. Có khi mấy hôm nữa em cho thực hiện ngay.
Ông Kim khuyên Dậu:
- Đấy chỉ là gợi ý của tớ thôi, còn phải thảo luận cho kỹ càng trước khi làm chứ không vội được đâu.
Cánh đồng trước mắt ông Kim hiện ra một màu xanh mượt mà trải dài mênh mông ngút mắt. Đôi ba cánh cò chấp chới bay lên từ ruộng lúa rồi mất hút sau những rặng tre mờ mờ cuối chân trời. Ông Kim thấy ruộng lúa nào cũng nhấp nhô bóng người nên hỏi Dậu:
- Tớ tưởng lúa đã làm cỏ đợt một xong rồi sao ruộng nào cũng có người. Bà con đang làm gì thế?
Dậu cười:
- Bí thư hỏi thế em cũng chẳng biết trả lời thế nào. Bây giờ mọi người tự nhiên đâm ra mê ruộng. Buồn cười lắm bí thư ạ. Có việc ra ruộng đã đành, không có việc cũng đi ra đồng nhảy xuống ruộng đưa tay sục bùn cho mấy bụi lúa rồi mới ra về. Trước đây đi qua ruộng có thấy lúa đổ nghiêng đổ ngả cũng bỏ đi chứ chẳng ai thèm bước xuống ruộng để dựng cây lúa dậy.
Bà Ngật và Hoang đang sục bùn cho lúa thấy mọi người đi tới đứng lên nhìn. Nhận ra Dậu, bà Ngật chào rõ to:
- Chào ông Chủ nhiệm. Ai hình như bí thư huyện ủy đang đi với ông có phải không?
Dậu bảo:
- Có cả bí thư tỉnh ủy đi ra thăm đồng nữa đấy. Bà và cô Hoang nghỉ tay lên đây nói chuyện cho vui.
Bà Ngật và Hoang từ giữa đám ruộng đi vào. Nhìn thấy ông Kim, bà Ngật bối rối:
- Đứng xa quá em không nhận ra bí thư tỉnh ủy và huyện ủy nên không kịp chào, mong bác và cô thông cảm cho.
- Không biết cũng chả sao - Ông Kim nói - Bà và cô đang làm cỏ lúa đấy à?
Bà Ngật đáp:
- Vâng. Chúng em đang làm cỏ sục bùn cho lúa bác ạ.
Dậu nói với ông Kim:
- Bà Ngật, cô Hoang và bà Lăng là ba hộ neo đơn ghép thành một nhóm để nhận khoán đấy bí thư ạ.
Ông Kim hỏi:
- Nhóm của bà và cô nhận khoán bao nhiêu sào?
Bà Ngật đáp:
- Vụ này chúng em thử nhận một mẫu xem sao đã. Nếu làm được, vụ mùa tới sẽ nhận nhiều hơn.
- Nhóm có ba người. Vậy còn một người nữa đâu mà không thấy làm cùng?
Hoang đáp:
- Bà Lăng hôm nay nhà có giỗ. Chúng tôi giao hẹn với nhau rồi. Nhà ai có việc bận thì hai nhà còn lại cứ việc ra ruộng làm chứ không nhất thiết chờ đủ cả ba nhà mới đi làm.
Ông Kim vui vẻ nói:
- Các bà các cô nghĩ thế là phải. Làm chung nhưng vẫn phải coi là ruộng của mình. Được thì hưởng chung, mất thì chịu chung cho nên bất kỳ ai trong nhóm cũng có trách nhiệm với đám ruộng của mình.
Hoang bắt đầu nói bô bô:
- Bà con phấn khởi lắm bác bí thư ạ. Trước đây thiên lôi chỉ đâu đánh đó. Kẻng đánh ra sân kho đứng chờ. Ban quản trị bảo đi làm cỏ đồng Mỏ Quạ thì đi, đi đồng Bầu thì đi. Ra ruộng quấy quá cho xong việc để chờ kẻng đánh nghỉ thì về. Làm đổ mồ hôi háng… ấy chết em nhỡ mồm, làm đổ mồ hôi hột cũng thế mà ngồi chơi cũng thế. Bây giờ thì đúng là mình làm cho mình bác bí thư ạ. Mỗi lần ra đến ruộng nhìn thấy cây lúa mở cờ mà lên thấy sướng quá. Bác đi khắp cả mấy cánh đồng của Hợp tác xã nhà em đố bác tìm thấy một ngọn cỏ giữa ruộng. Bác nhìn xem cây lúa mới cắm xuống chưa được hai tháng mà thấy thích mắt không. Nếu trời không làm hại thì không còn lo đói nữa bác ạ.
Những lời nói của Hoang như truyền cho ông Kim hơi ấm chân tình của người nông dân. Cái hơi ấm mộc mạc như cây cỏ gắn bó với ông từ thủa lọt lòng mẹ cho tới tận bây giờ. Ông hỏi bà Ngật:
- Nhóm của bà nhận khoán một mẫu làm có vất vả lắm không?
Bà Ngật nói khỏe re:
- Chẳng lấy gì làm vất vả lắm bác bí thư ạ. Cày, bừa thì Hợp tác đã làm cho rồi. Chúng tôi chỉ nhận ruộng để cấy, nhận phân để chăm bón cho đến khi đưa hạt thóc về nhà. Khô nước thì tát, nước lúc nào Hợp tác cũng cho sẵn đầy mương đầy máng, tha hồ.
Trên đường trở lại trụ sở Hợp tác, ông Kim nói:
- Nghị quyết của tỉnh ủy về quản lí lao động nông nghiệp sắp tới đây cũng đặt vấn đề mở rộng các phương thức sản xuất nhằm đưa năng suất đạt từ năm tấn rưỡi đến sáu tấn trên một héc-ta. Coi trọng vụ xen canh như một vụ chính trong năm. Nếu chỉ đạo tốt việc thực hiện Nghị quyết thì coi như đây là cuộc bứt phá ra khỏi đói nghèo, tiến tới xây dựng nông thôn tỉnh ta không những ăn no mặc ấm mà còn góp phần to lớn vào công cuộc chi viện cho miền Nam. Muốn làm được điều này điều kiện tiên quyết là phải mạnh dạn giao quyền tự chủ sản xuất cho nông dân. Ngoài ra chẳng có con đường nào khác.
Giọng ông Kim nghe lắng sâu như phát ra từ trái tim ông.
Danh sách chương