Sau bữa cơm tối, bát đũa vẫn còn để nguyên trên chiếc mâm gỗ. Hai đứa con của Tế ăn xong đang nằm trêu nhau ở trên giường. Bà Quê kéo cái ghế đòn ra ngồi tựa lưng vào cột nhà, Hiền chưa dọn bát đĩa vội, nói với chồng:
- Anh này, theo em nhà mình cứ nhận khoán hai đầu lợn đi anh ạ.
Tế nghe vợ nói vậy bảo:
- Nhận khoán một con, một con nuôi bán theo chỉ tiêu nghĩa vụ đã hết hơi rồi còn sức đâu mà nhận khoán hai con.
- Em tính kỹ rồi. Anh vừa làm công việc của Hợp tác vừa phụ thêm với em làm đất phần trăm. Công việc nuôi nấng giao cho mẹ. Mẹ chỉ có việc chăm ba con lợn chứ không làm gì hết. Hai đầu lợn mỗi năm có tám mươi công, mẹ ra đồng dầm mưa dãi nắng cực khổ cũng chẳng được từng ấy công đâu anh ạ.
Bà Quê vừa xỉa răng vừa góp lời:
- Chị ấy nói phải đấy con ạ. Sức khỏe của u nuôi ba con lợn chẳng thấm vào đâu.
Tế bảo:
- U có phải chỉ có việc nuôi lợn thôi đâu. Hàng ngày còn phải lo cơm nước, lại còn phải đưa cái Mơn đi mẫu giáo, chiều lại còn đón cháu về. U làm quá sức ốm nằm xuống đó, vợ chồng con bận bịu tối ngày lấy ai chăm sóc. Không khéo lợi bất cập hại.
Bà Quê nói dứt khoát:
- Không phải bàn nữa. Chị Hiền cứ đăng ký với Hợp tác nhà ta nhận khoán hai đầu lợn. Sức khỏe của u thế nào u biết, anh chị không phải lo đâu.
- Cũng phải bàn cho cặn kẽ u ạ - Hiền nói - U mà ốm nằm ra đấy, chúng con lại mang tiếng tham lam bắt u làm việc quá sức để u ốm.
Tế bảo:
- Nhà ta tuy mang tiếng hai lao động chính, nhưng con tham gia Ban quản trị Hợp tác lo việc chỉ đạo sản xuất nên thời gian dành cho lao động của gia đình không còn bao nhiêu. Có nhận khoán một con thì mười thước đất trồng rau cho lợn có khi cũng chỉ có một mình nhà con làm. Nhà con nói phải đấy, phải tính toán cho cặn kẽ u ạ. Không tham được đâu.
Bà Quê với tay bỏ cái tăm vào mâm rồi nói:
- Tham ăn mới xấu hổ chứ tham làm chỉ được tiếng khen thôi anh ạ.
Hiền cúi xuống định bê mâm bát đi ra giếng nhưng rồi dừng lại nói với mẹ chồng:
- Con tính thế này u xem có được không. Đất đai trồng rau cho lợn, nhà con làm được bao nhiêu thì làm, còn lại con làm tất. Buổi sáng con đưa cháu đi mẫu giáo rồi đi làm Hợp tác. Chiều u đón cháu về tắm rửa cho cháu. Còn con đi làm Hợp tác về con sẽ tranh thủ cắt rau cho ba con lợn ăn cả ngày hôm sau. Nhà ta hiện nay còn hơn hai tạ ngô của vụ xen canh vừa rồi cũng đủ cho lợn ăn được bốn, năm tháng. Ăn đến đâu con đi xay xát đến đó, thiếu đâu tính sau. Công việc của u là chỉ có cho lợn ăn và tắm táp cho nó. U thấy con tính như vậy có được không? Bà Quê bảo:
- Chị tính thế có khác gì để cho u ngồi không. Rau lợn để đó cho u cắt. Chị chỉ có việc chăm bón sao để có rau cho ba con lợn ăn đủ quanh năm là được rồi.
Tế cười:
- U và nhà con định loại con ra khỏi cái nhà này hay sao?
Hiền nói vui:
- Nhà con hỏi vậy là đồng ý để nhà ta nhận khoán hai đầu lợn rồi đấy u ạ.
Tế nói với vợ:
- Đồng ý nhưng vất vả đừng có kêu ca nhé.
Hiền hỏi:
- Có nhiều người đăng ký nhận khoán hai đầu lợn không anh?
Tế đáp:
- Tính đến sáng nay đã có mười một nhà đăng ký nhận khoán hai con. Bà Ngật cũng xin đăng ký nhưng Hợp tác không cho.
Bà Quê hỏi:
- Sao người ta đăng ký mà không cho?
- U tính bà ấy chồng đi vắng, một thân một mình vừa làm công việc sản xuất của Hợp tác, vừa nuôi lợn nghĩa vụ, lại còn ba đứa con lít nhít, nhận khoán một đầu lợn đã vất vả rồi, nhận khoán hai đầu lợn làm sao mà nuôi lợn lớn được. Đến lúc cân, cân không đủ tiêu chuẩn giao khoán, phạt cũng tội mà không phạt thì không làm đúng quy định của Hợp tác, thành ra cái lệ nói thì nghiêm mà làm không nghiêm chẳng ra sao.
Hiền cười:
- Bà ấy xưa nay vẫn tham như thế.
- Cũng do cảnh khổ mà ra cả chị ạ. Cũng chẳng nên chê cười người ta làm gì.
- Con nói vậy chứ có chê cười bà ấy đâu ạ.
- Thế không cho bà ấy nhận khoán hai con, bà ấy có giận Ban quản trị không?
- Nói có lí có tình bà ấy nghe ra nên vui vẻ nghe theo lời khuyên của mọi người.
Hiền bê mâm bát đi ra giếng. Còn lại hai mẹ con Tế.
Bà Quê hỏi Tế:
- Bác bí thư tỉnh ủy bận hay sao mà lâu nay không thấy về Hợp tác xã nhà ta anh nhỉ?
- Bác ấy lãnh đạo cả tỉnh chứ có phải chỉ có Hợp tác xã ta đâu mà về thường xuyên hả u.
Bà Quê chép miệng:
- Người đâu lại có người đức độ như vậy không biết. Lần nào về cũng vào hỏi thăm mẹ và mua bánh mì cho mấy cháu. Lại cả cái cô Chi bí thư huyện ủy nữa. Làm lãnh đạo mà mau mồm mau miệng, được cả người lẫn nết.
Tế cười:
- Khen ai không khen, đi khen các vị lãnh đạo tỉnh và huyện thì u khen cả đời.
- Lãnh đạo cũng có năm bảy hạng người con ạ.
- Theo u, Ban lãnh đạo Hợp tác xã của ta hiện nay thế nào? Tốt hay xấu?
- Thức lâu mới biết đêm dài anh ạ. Mới vài ba tháng chẳng biết sao mà nói.
Tế cười, hỏi:
- Thế u không tin con u à?
- Con u đẻ ra không tin thì còn tin ai. Nhưng trong Ban quản trị có ông Cẩm đã có lần mổ lợn chui, con không nhớ hay sao?
- U nhớ dai nhỉ.
- Tiếng lành đồn xa. Tiếng dữ đồn ba ngày đường. Làm điều xấu có khi chịu tiếng đến mấy đời, anh liệu ăn ở với làng nước sao cho phải đạo làm cái anh cán bộ, đảng viên.
Tế không ngờ mẹ mình lại nghĩ sâu xa thâm thuý như vậy. Anh nói để mẹ yên tâm:
- U cứ tin con. Con không làm gì để u phải xấu hổ đâu. Riêng chuyện ông Cẩm, u cũng phải thông cảm cho hoàn cảnh của ông ấy lúc đó. Sang cát cho bố, ông Mẫn đã năm lần bảy lượt vác đơn hết xin phép Ban quản trị đến xin phép xã nhưng họ vẫn không cho phép. Đặt vào cái thế của hai anh em con, chắc con cũng phải cùng với bác cả bắt lợn mổ chui để làm cỗ bàn chứ biết mua thịt lợn ở đâu.
- Đấy là u nói thế để mà nghe thôi chứ riêng cái việc Ban quản trị mới cho sửa lại nhà trẻ, đóng thêm bàn ghế và tuyển mộ thêm cô nuôi dạy trẻ cũng đủ để cho bà con khen không hết lời rồi. Lại còn khoán lợn cho bà con nuôi để kiếm lợi nữa. So với Ban quản trị trước đây thì Ban quản trị mới được bà con tin yêu bội phần anh ạ.
- Thôi u đi ngủ đi. Con cũng đi nghỉ một lát. Sáng mai dậy sớm còn lên phòng nông nghiệp huyện liên hệ mua lợn giống cho bà con.
Bà Quê đứng lên đưa hai tay đấm đấm vào lưng mình cho đỡ mỏi rồi đi đến chỗ giường nằm.
- Anh này, theo em nhà mình cứ nhận khoán hai đầu lợn đi anh ạ.
Tế nghe vợ nói vậy bảo:
- Nhận khoán một con, một con nuôi bán theo chỉ tiêu nghĩa vụ đã hết hơi rồi còn sức đâu mà nhận khoán hai con.
- Em tính kỹ rồi. Anh vừa làm công việc của Hợp tác vừa phụ thêm với em làm đất phần trăm. Công việc nuôi nấng giao cho mẹ. Mẹ chỉ có việc chăm ba con lợn chứ không làm gì hết. Hai đầu lợn mỗi năm có tám mươi công, mẹ ra đồng dầm mưa dãi nắng cực khổ cũng chẳng được từng ấy công đâu anh ạ.
Bà Quê vừa xỉa răng vừa góp lời:
- Chị ấy nói phải đấy con ạ. Sức khỏe của u nuôi ba con lợn chẳng thấm vào đâu.
Tế bảo:
- U có phải chỉ có việc nuôi lợn thôi đâu. Hàng ngày còn phải lo cơm nước, lại còn phải đưa cái Mơn đi mẫu giáo, chiều lại còn đón cháu về. U làm quá sức ốm nằm xuống đó, vợ chồng con bận bịu tối ngày lấy ai chăm sóc. Không khéo lợi bất cập hại.
Bà Quê nói dứt khoát:
- Không phải bàn nữa. Chị Hiền cứ đăng ký với Hợp tác nhà ta nhận khoán hai đầu lợn. Sức khỏe của u thế nào u biết, anh chị không phải lo đâu.
- Cũng phải bàn cho cặn kẽ u ạ - Hiền nói - U mà ốm nằm ra đấy, chúng con lại mang tiếng tham lam bắt u làm việc quá sức để u ốm.
Tế bảo:
- Nhà ta tuy mang tiếng hai lao động chính, nhưng con tham gia Ban quản trị Hợp tác lo việc chỉ đạo sản xuất nên thời gian dành cho lao động của gia đình không còn bao nhiêu. Có nhận khoán một con thì mười thước đất trồng rau cho lợn có khi cũng chỉ có một mình nhà con làm. Nhà con nói phải đấy, phải tính toán cho cặn kẽ u ạ. Không tham được đâu.
Bà Quê với tay bỏ cái tăm vào mâm rồi nói:
- Tham ăn mới xấu hổ chứ tham làm chỉ được tiếng khen thôi anh ạ.
Hiền cúi xuống định bê mâm bát đi ra giếng nhưng rồi dừng lại nói với mẹ chồng:
- Con tính thế này u xem có được không. Đất đai trồng rau cho lợn, nhà con làm được bao nhiêu thì làm, còn lại con làm tất. Buổi sáng con đưa cháu đi mẫu giáo rồi đi làm Hợp tác. Chiều u đón cháu về tắm rửa cho cháu. Còn con đi làm Hợp tác về con sẽ tranh thủ cắt rau cho ba con lợn ăn cả ngày hôm sau. Nhà ta hiện nay còn hơn hai tạ ngô của vụ xen canh vừa rồi cũng đủ cho lợn ăn được bốn, năm tháng. Ăn đến đâu con đi xay xát đến đó, thiếu đâu tính sau. Công việc của u là chỉ có cho lợn ăn và tắm táp cho nó. U thấy con tính như vậy có được không? Bà Quê bảo:
- Chị tính thế có khác gì để cho u ngồi không. Rau lợn để đó cho u cắt. Chị chỉ có việc chăm bón sao để có rau cho ba con lợn ăn đủ quanh năm là được rồi.
Tế cười:
- U và nhà con định loại con ra khỏi cái nhà này hay sao?
Hiền nói vui:
- Nhà con hỏi vậy là đồng ý để nhà ta nhận khoán hai đầu lợn rồi đấy u ạ.
Tế nói với vợ:
- Đồng ý nhưng vất vả đừng có kêu ca nhé.
Hiền hỏi:
- Có nhiều người đăng ký nhận khoán hai đầu lợn không anh?
Tế đáp:
- Tính đến sáng nay đã có mười một nhà đăng ký nhận khoán hai con. Bà Ngật cũng xin đăng ký nhưng Hợp tác không cho.
Bà Quê hỏi:
- Sao người ta đăng ký mà không cho?
- U tính bà ấy chồng đi vắng, một thân một mình vừa làm công việc sản xuất của Hợp tác, vừa nuôi lợn nghĩa vụ, lại còn ba đứa con lít nhít, nhận khoán một đầu lợn đã vất vả rồi, nhận khoán hai đầu lợn làm sao mà nuôi lợn lớn được. Đến lúc cân, cân không đủ tiêu chuẩn giao khoán, phạt cũng tội mà không phạt thì không làm đúng quy định của Hợp tác, thành ra cái lệ nói thì nghiêm mà làm không nghiêm chẳng ra sao.
Hiền cười:
- Bà ấy xưa nay vẫn tham như thế.
- Cũng do cảnh khổ mà ra cả chị ạ. Cũng chẳng nên chê cười người ta làm gì.
- Con nói vậy chứ có chê cười bà ấy đâu ạ.
- Thế không cho bà ấy nhận khoán hai con, bà ấy có giận Ban quản trị không?
- Nói có lí có tình bà ấy nghe ra nên vui vẻ nghe theo lời khuyên của mọi người.
Hiền bê mâm bát đi ra giếng. Còn lại hai mẹ con Tế.
Bà Quê hỏi Tế:
- Bác bí thư tỉnh ủy bận hay sao mà lâu nay không thấy về Hợp tác xã nhà ta anh nhỉ?
- Bác ấy lãnh đạo cả tỉnh chứ có phải chỉ có Hợp tác xã ta đâu mà về thường xuyên hả u.
Bà Quê chép miệng:
- Người đâu lại có người đức độ như vậy không biết. Lần nào về cũng vào hỏi thăm mẹ và mua bánh mì cho mấy cháu. Lại cả cái cô Chi bí thư huyện ủy nữa. Làm lãnh đạo mà mau mồm mau miệng, được cả người lẫn nết.
Tế cười:
- Khen ai không khen, đi khen các vị lãnh đạo tỉnh và huyện thì u khen cả đời.
- Lãnh đạo cũng có năm bảy hạng người con ạ.
- Theo u, Ban lãnh đạo Hợp tác xã của ta hiện nay thế nào? Tốt hay xấu?
- Thức lâu mới biết đêm dài anh ạ. Mới vài ba tháng chẳng biết sao mà nói.
Tế cười, hỏi:
- Thế u không tin con u à?
- Con u đẻ ra không tin thì còn tin ai. Nhưng trong Ban quản trị có ông Cẩm đã có lần mổ lợn chui, con không nhớ hay sao?
- U nhớ dai nhỉ.
- Tiếng lành đồn xa. Tiếng dữ đồn ba ngày đường. Làm điều xấu có khi chịu tiếng đến mấy đời, anh liệu ăn ở với làng nước sao cho phải đạo làm cái anh cán bộ, đảng viên.
Tế không ngờ mẹ mình lại nghĩ sâu xa thâm thuý như vậy. Anh nói để mẹ yên tâm:
- U cứ tin con. Con không làm gì để u phải xấu hổ đâu. Riêng chuyện ông Cẩm, u cũng phải thông cảm cho hoàn cảnh của ông ấy lúc đó. Sang cát cho bố, ông Mẫn đã năm lần bảy lượt vác đơn hết xin phép Ban quản trị đến xin phép xã nhưng họ vẫn không cho phép. Đặt vào cái thế của hai anh em con, chắc con cũng phải cùng với bác cả bắt lợn mổ chui để làm cỗ bàn chứ biết mua thịt lợn ở đâu.
- Đấy là u nói thế để mà nghe thôi chứ riêng cái việc Ban quản trị mới cho sửa lại nhà trẻ, đóng thêm bàn ghế và tuyển mộ thêm cô nuôi dạy trẻ cũng đủ để cho bà con khen không hết lời rồi. Lại còn khoán lợn cho bà con nuôi để kiếm lợi nữa. So với Ban quản trị trước đây thì Ban quản trị mới được bà con tin yêu bội phần anh ạ.
- Thôi u đi ngủ đi. Con cũng đi nghỉ một lát. Sáng mai dậy sớm còn lên phòng nông nghiệp huyện liên hệ mua lợn giống cho bà con.
Bà Quê đứng lên đưa hai tay đấm đấm vào lưng mình cho đỡ mỏi rồi đi đến chỗ giường nằm.
Danh sách chương