Mùa xuân năm một nghìn chín trăm sáu mươi đầy đói khát, các phần tử phái hữu trong đội Phái hữu của nông trường Thuồng Luồng đều biến thành động vật ăn cỏ. Định lượng của mỗi ngày ột người là bảy mươi gam lương thực, lại bị ăn bớt qua nhiều khâu, từ thủ kho, quản lý nhà ăn, và các yếu nhân của nông trường bộ, thành thử vào miệng phái hữu chỉ còn là bát cháo loãng có thể soi gương. Đã vậy, các phần tử phái hữu vẫn phải xây dựng lại nhà cửa, và được sự trợ giúp của trung đoàn lựu pháo đóng quân tại địa phương, họ còn trồng được mấy vạn mẫu tiểu mạch xuân. Để đề phòng trộm cắp, người ta trộn hạt giống với thuốc trừ sâu cực độc. Thuốc này kinh khủng đến nỗi những con giun, dế và một số côn trùng mà ngay cả chuyên gia sinh vật học phái hữu Phương Hóa Văn cũng không biết tên, chết dày đặc trên mặt đất, chim ăn phải những xác côn trùng này, đầu ngoẹo sang một bên mà chết, thú ăn phải xác những con chim này, nhảy dụng lên, chết liền. Khi tiểu mạch xuân cao ngang đầu gối thì các loài rau dại, cỏ dại cũng đưa nhau mọc. Những phần tử phái hữu vừa làm cỏ vừa nhặt rau dại bỏ vào mồm, nhai trệu trạo. Những phút nghỉ giải lao, mọi người ngồi trên bờ ruộng, ợ cỏ từ dạ dày lên miệng nhai lại cho kỹ. Nước bọt trong miệng toàn màu xanh, gương mặt người nào cũng vàng bủng ra, soi gương được.
Nông trường chỉ có mười người không bị phù thũng. Ông út Đỗ, giám đốc mới của nông trường không bị. Thủ kho Quốc Tử Lan không bị, Mã Thụy Liên và người nuôi ngựa giống tên là Trần Tam không bị, chắc chắn là họ đánh cắp thức ăn của ngựa. Ngụy Quốc Anh, đặc phái viên của công an không bị, con chó bécgiê của anh ta được nhà nước cung cấp thịt theo định lượng. Còn một người nữa tên là Chu Thiên Bảo cũng không bị. Anh này hồi nhỏ chế tạo bộc phá theo lối thủ công bị cụt ba ngón tay, về sau lại bị hỏng một mắt vì súng tự tạo bị phá nòng. Anh ta làm nhiệm vụ gác đêm cho nông trường, ban ngày ngủ, đêm khoác khẩu súng trường Tiệp, len lỏi các xó xỉnh như một bóng ma. Anh ta ngụ tại một căn nhà nhỏ lợp tôn, bên cạnh bãi vũ khí phế thải. Thường vào lúc đêm khuya có mùi thịt thơm tỏa ra từ căn nhà nhỏ của anh ta, mùi thơm khiến mọi người trằn trọc không sao ngủ được. Quách Văn Hào lợi dụng bóng đêm lần tới ngôi nhà nhỏ, vừa ló đầu vào nhìn liền bị ăn một báng súng. Con mắt độốc nhỡn của Chu Thiên Bảo lóe sáng trong đêm tối:
- Đ. mẹ thằng phản cách mạng, mày nhìn trộm gì đấy? Anh ta chửi rất tục, tì đầu nòng súng vào sống lưng Quách Văn Hào. Quách Văn Hào cười nhăn nhở:
- Thiên Bảo, thịt gì vậy, cho tớ xin một miếng!
Chu Thiên Bảo ậm ừ:
- Có dám ăn không?
Quách Văn Hào nói:
- Loại có bốn chân thì tớ chưa dám ăn ghế băng; loại hai chân thì tớ chưa dám ăn thịt người!
Chu Thiên Bảo cười:
- Tớ luộc thịt người đấy!
Quách Văn Hào co giò bỏ chạy.
Cái tin Chu Thiên Bảo ăn thịt người chẳng mấy chốc đã lan đi rất nhanh. Mọi người bàng hoàng, đêm ngủ không dám nhắm mắt, chỉ sợ Thiên Bảo lôi đi ăn thịt. Vì chuyện này, Giám đốc Đỗ phải triệu tập riêng một cuộc họp để cải chính. Ông ta nói rằng, qua điều tra, thịt đó là thịt chuột Chu Thiên Bảo bắt trong xe tăng hỏng. Ông Đỗ kêu gọi mọi người, nhất là những phần tử phái hữu đừng làm bộ làm tịch, học tập Chu Thiên Bảo khai thác nguồn thức ăn để cầm cự cho qua những ngày đói kém, tiết kiệm lương thực nhằm chi viện cho những người trên thế giới còn khổ hơn mình. Vương Tư Viễn, phần tử phái hữu của trường đại học Nông nghiệp đề xuất nuôi nấm trên gỗ mục, được giám đốc Đỗ phê chuẩn. Nửa tháng sau, nấm của anh ta đã gây ra một vụ ngộ độc hơn một trăm người thượng thổ hạ tả, tám mười tám người rối loạn thần kinh, nói năng lảm nhảm. Cục Công an coi đây là một vụ đầu độc, do vậy mà giám đốc Đỗ bị kỷ luật, Vương Tư Viễn từ phái hữu trở thành phái cực hữu. Do kịp thời cấp cứu, tất cả đều tai qua nạn khỏi, chỉ mỗi Hoắc Lệ Na ngộ độc quá nặng, không cứu được. Về sau, người ta rỉ tai nhau, nói rằng Hoắc Lệ Na có quan hệ ám muội với Trương Rỗ phụ trách việc chia khẩu phần ở nhà ăn, thường được lợi qua cái muỗng chia cháo của anh ta. Có người nói chính mắt trông thấy trong buổi chiếu phim hôm chủ nhật, khi đèn đóm tắt phụt, Hoắc Lệ Na và Trương Rỗ liền lẻn ra sau đống cỏ. Hoắc Lệ Na chết, Kim Đồng lòng như dao cắt. Cậu kiên quyết không tin một con người xuất thân quyền quí từng lưu học tại Nga như Hoắc Lệ Na, vì một muỗng cháo mà khuất thân trước kẻ tởm lợm như Trương Rỗ. Nhưng sau đó xảy ra vụ Kiều Ky Sa đã gián tiếp xác nhận chuyện Hoắc Lệ Na là có thể xảy ra. Khi mà những người phụ nữ đói đến nỗi vú dán vào ngực, hàng tháng không còn kinh nguyệt, thì lòng tự trọng và tiết tháo sẽ không tồn tại. Thật là bất hạnh, Kim Đồng đã mục kích câu chuyện từ đầu đến cuối.
Dạo mùa xuân, nông trường mua từ tây nam Sơn Đông về một số bò giống, sau vì bò cái không đủ nên nông trường quyết định thiến đi bốn con để vỗ thành bò thịt. Mã Thụy Liên vẫn là đội trưởng đội chăn nuôi gia súc, nhưng vì lão Đỗ đã chết nên thanh thế của chị ta giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, khi Đặng Gia Vinh đem tất cả tám quả cà đi, chị ta đành giương mắt nhìn theo, tức mà không dám làm gì. Mùi xào nấu từ chỗ Đặng Gia Vinh thơm điếc mũi khiến Mã Thụy Liên thèm rỏ dãi, chị ta bèn sai Trần Tam sang xin. Đặng Gia Vinh đề nghị đổi lấy thức ăn của ngựa. Không còn cách nào khác Mã Thụy Liên đành để Trần Tam đem một cân bánh đậu đổi lấy một hòn cà. Kim Đồng chịu trách nhiệm bắt bò đi dạo trong đêm, không cho bò nằm để tránh vết thương há miệng. Sau bữa cơm chiều, trời chạng vạng tối, Kim Đồng dắt mấy con bò vào rừng liễu rồi cột chúng vào các gốc cây. Liên tục trong năm đêm dắt bò đi dạo, mi mắt cậu nặng như chì. Cậu ngồi tựa gốc cây, mi mắt dính lại với nhau, chập chờn nửa ngủ nửa thức. Chính khi đó, cậu ngửi thấy mùi bánh màn thầu mới ra lò thơm phúc, nóng hôi hổi. Cậu cố rướn mắt lên và nhìn thấy cấp dưỡng Trương Rỗ tay cầm đoạn dây thép trên đầu có cắm một chiếc bánh màn thầu trắng bóc, lượn đi lượn lại trong rừng liễu, vừa đi vừa rung rung đoạn dây như nhử mồi. Thực ra là hắn đang nhử mồi. Trước mặt hắn, khoảng cách chừng năm bước chân, là hoa khôi của Học viện Y khoa Kiều Kỳ Sa. Đôi mắt chị dán vào chiếc bánh. Ráng chiều nhuốm đỏ khuôn mặt vàng bủng của chị như thoa lên một lớp máu chó. Chị bước đi khó nhọc, thở hồng hộc. Đã mấy bận chị tuồng như vồ trúng chiếc màn thầu, nhưng Trương Rỗ rụt tay lại khiến chị vồ hụt. Trương Rỗ mỉm cười ranh mãnh. Chị rên rỉ như con chó cún bị lừa Một bận chị đã định bỏ đi, nhưng không cưỡng được sức cám dỗ của chiếc bánh, lại lao đầu vào như ngây như dại. Khi mà khẩu phần mỗi ngày còn được sáu lạng, Kiều Kỳ Sa còn cự tuyệt chuyện phối giống giữa cừu với thỏ, nhưng khi mà khẩu phần chỉ còn một lạng rưỡi thì vẫn cô Kiều Kỳ Sa đó không tin chính trị, cũng không tin khoa học.
Chị đuổi theo chiếc bánh với bản năng của động vật, còn người cầm chiếc bánh là ai không hề có ý nghĩa. Và như vậy chị theo chiếc bánh vào sâu trong rừng liễu. Giờ giải lao buổi sáng, Kim Đồng chủ động rẫy cỏ giúp Trần Tam nên được thưởng ba lạng bánh đậu, do vậy còn kiềm chế được, nếu không, cậu đã tham gia vào cuộc rượt đuổi chiếc bánh. Thời ấy phụ nữ đều tắt kinh, vú lép kẹp, còn đàn ông thì hai hòn dái rắn như đá cuội treo tòn ten trong cái bìu trong suốt, không còn khả năng đàn hồi. Nhưng Trương Rỗ thì khả năng ấy vẫn còn nguyên vẹn. Căn cứ vào hồ sơ tố cáo sau này, trong năm 1960 đói khát ấy, hắn lấy lương thực làm mồi nhử, cưỡng hiếp gần như khắp lượt những phần tử phái hữu là nữ ở nông trường. Kiều Kỳ Sa là lô cốt cuối cùng mà hắn hạ được. Người phụ nữ trẻ nhất, đẹp nhất và rất ngang bướng, không ngờ lại dễ dàng bị đánh gục như những người bình thường. Dưới ráng chiều đo như máu, Kim Đồng mục kích cảnh chị Bảy của cậu bị cưỡng dâm như thế nào.
Năm nào mưa bão lụt lội nhiều thì năm ấy cây thùy liễu cực kỳ tươi tốt, những rễ buông màu hồng như xúc tu của loài sinh vật biển mọc đầy thân cây, dùng dao phạt đứt, chúng chảy máu tươi. Tán cây y hệt người đàn bà điên xõa tóc, lá mọng nước, lúc đầu có màu vàng rơm sau chuyển sang màu phấn hồng, tô điểm cho những cành mềm mại, đàn hồi như cánh cung. Kim Đồng cho rằng những cành và lá liễu non chắc là rất ngon, nên khi câu chuyện xảy ra ở phía trước, miệng cậu đang nhét đầy lá liễu. Cuối cùng, Trương Rỗ ném cải bánh xuống đất Kiều Kỳ Sa nhào tới chụp lấy, khi hai tay chị cầm bánh nhét vào miệng, chưa kịp đứng thẳng lên, Trương Rỗ vòng ra phía sau tốc váy chị lên, kéo tuột chiếc quần lót nhem nhuốc màu phấn hồng xuống tận cổ chân và rất thành thạo, hắn kéo một chân chị ra khỏi quần, còn chân bên kia thì không cần kéo nốt. Hắn tách chân chị ra, nhét cái vật cương cứng của đàn ông chưa bị cái đói năm một nghìn chín trăm sáu mươi biến thành tàn phế, vào người chị. Chị như con chó ăn vụng, mặc cho phía mông bị vùi dập nặng nề, vẫn cố nhịn đau nuốt miếng bánh, rồi lại cố nuốt thêm mấy miếng nữa. Lại nữa, có lẽ niềm vui được miếng ăn mạnh hơn nỗi đau của cưỡng hiếp nên chị hối hả ăn cho bằng hết, mặc cho cơ thể rung chuyển sau mỗi cú huých của Trương Rỗ. Nước mắt chị ràn rụa do phản xạ sinh lý khi được ăn, không hề mang sắc thái tình cảm nào? Có lẽ ăn bánh xong chị mới cảm thấy cái đau phía sau nên đứng dậy ngoảnh lại nhìn, cổ họng đau buốt, phình to như cổ vịt nhồi. Trương Rỗ chưa chịu buông ra, một tay ôm eo chị, tay kia thò vào túi quần lấy ra một cái bánh bẹp dí, quẳng xuống trước mặt chị. Chị cúi người về phía chiếc bánh, Trương Rỗ vẫn nhích theo đằng sau. Khi chị cầm được chiếc bánh thì hắn một tay đè mông chị, tay kia ấn vai chị xuống. Lúc này miệng bận ăn, các bộ phận khác trên cơ thể mặc cho hắn muốn làm gì thì làm, miễn sao không ảnh hưởng tới cái miệng. Cuối cùng, rên lên một tiếng như con thỏ đực sau khi giao phối xong, hắn dán chặt trên mông chị, rùng mình mấy cái như giẫy chết. Kim Đồng cố nhai những cành liễu, cảm thấy đây là loại thức ăn ngon mà người ta không để ý tới. Lúc đầu cậu cảm thấy ngọt, nhưng sau thấy rất chát, không sao nuốt được, cậu hiểu người ta không ăn chúng là có lý. Cậu nhai những cành liễu mà nước mắt ràn rụa, qua màn nước mắt, cậu thấy câu chuyện phía trước đã kết thúc, Truơng Rỗ đã lỉnh đi, Kiều Kỳ Sa thì nhìn quanh bằng cặp mắt đờ đẫn. Sau đó, đầu chị va phải một cành liễu, chị cũng bỏ đi.
Kim Đồng hai tay ôm chặt cây liễu, tì cái đầu như mụ đi vào thân cây nút nẻ.
Mùa xuân dài lê thê sắp kết thúc, lúa tiểu mạch xuân đã sắp chín, hình như đây là giai đoạn cuối cùng của những năm tháng đói khát. Trên phân phối một đợt bánh đậu nhằm lấy lại sức, chuẩn bị cho vụ thu hoạch, mỗi người được bốn lạng. Giống như Hoắc Lệ Na ăn nhiều nấm độc bị chết, Kiều Kỳ Sa cũng chết vì ăn nhiều bánh đậu.
Kim Đồng trông thấy thi thể Kiều Kỳ Sa bụng trương phềnh như cái chĩnh. Lúc phân phối bánh đậu, mọi người xếp hàng, Trương Rỗ và một cấp dưỡng nữa đứng cân. Kiều Kỳ Sa xếp hàng trước Kim Đồng. Cậu trông thấy chị đã lĩnh được một suất, còn trông thấy Trương Rỗ nháy mắt với chị. Mùi thơm của bánh đậu khiến cậu không có thì giờ để ý đến chuyện khác. Mọi người dữ như chó sói, chỉ vì cân tươi hay không mà đánh nhau với cấp dưỡng. Kim Đồng mơ hồ cảm thấy Kiều Kỳ Sa được Trương Rỗ chia cho nhiều hơn mà cảm thấy đau xót. Nông trường bộ đã nói rõ bốn lạng là khẩu phần của hai ngày, nhưng mọi người trùm chăn ăn sạch trong nháy mắt, không sót một mẩu vụn. Đêm hôm ấy mọi người chạy ra giếng uống nước lã. Bánh đậu nở trong dạ dày khiến Kim Đồng có cảm giác no nê đã lâu chưa được hưởng. Cậu ợ liên tục, đánh trung tiện liên tục, hơi ở trên và ở dưới cùng có mùi đậu. Sáng sớm hôm sau, mọi người xếp hàng trước nhà xí, bánh đậu khô đã làm hại những con người đói khát! Mọi người không biết Kiều Kỳ Sa ăn hết bao nhiêu bánh dậu, Trương Rỗ thì biết nhưng không bao giờ hắn nói ra. Kim Đồng cũng không thích nói xấu chị Bảy đã quá cố. Cậu nghĩ, không lâu nữa, tất cả sẽ không chết trương thì chết đói, đã vậy thì nghĩ ngợi mà làm gì.
Do nguyên nhân chết đã rõ, nên không làm án. Trời nóng nực, xác chết không thể để lâu, nông trường lệnh cho chôn ngay, không quan tài, không hành lễ. Các nữ phái hữu lụa ra mấy chiếc quần áo còn coi được định thay cho Kiều Kỳ Sa, nhưng khi nhìn thấy cái bụng to tướng và dòng nước hôi hám rỉ ra bên mép chị, mọi người đành thôi. Bọn phái hữu nam lượm về mảnh vải bạt rách của đội cày bỏ ngoài đồng, bó chân lại, buộc túm hai đầu bằng dây thép, đặt chị lên chiếc xe ba gác kéo ra vạt cỏ tranh phía tây bãi pháo, đào huyệt chôn chị bên cạnh Hoắc Lệ Na. Phía sau là mộ Long Thanh Bình, trong mộ chôn bộ xương, mảnh xương sọ có vết đạn đã bị viên pháp y đem đi...
Nông trường chỉ có mười người không bị phù thũng. Ông út Đỗ, giám đốc mới của nông trường không bị. Thủ kho Quốc Tử Lan không bị, Mã Thụy Liên và người nuôi ngựa giống tên là Trần Tam không bị, chắc chắn là họ đánh cắp thức ăn của ngựa. Ngụy Quốc Anh, đặc phái viên của công an không bị, con chó bécgiê của anh ta được nhà nước cung cấp thịt theo định lượng. Còn một người nữa tên là Chu Thiên Bảo cũng không bị. Anh này hồi nhỏ chế tạo bộc phá theo lối thủ công bị cụt ba ngón tay, về sau lại bị hỏng một mắt vì súng tự tạo bị phá nòng. Anh ta làm nhiệm vụ gác đêm cho nông trường, ban ngày ngủ, đêm khoác khẩu súng trường Tiệp, len lỏi các xó xỉnh như một bóng ma. Anh ta ngụ tại một căn nhà nhỏ lợp tôn, bên cạnh bãi vũ khí phế thải. Thường vào lúc đêm khuya có mùi thịt thơm tỏa ra từ căn nhà nhỏ của anh ta, mùi thơm khiến mọi người trằn trọc không sao ngủ được. Quách Văn Hào lợi dụng bóng đêm lần tới ngôi nhà nhỏ, vừa ló đầu vào nhìn liền bị ăn một báng súng. Con mắt độốc nhỡn của Chu Thiên Bảo lóe sáng trong đêm tối:
- Đ. mẹ thằng phản cách mạng, mày nhìn trộm gì đấy? Anh ta chửi rất tục, tì đầu nòng súng vào sống lưng Quách Văn Hào. Quách Văn Hào cười nhăn nhở:
- Thiên Bảo, thịt gì vậy, cho tớ xin một miếng!
Chu Thiên Bảo ậm ừ:
- Có dám ăn không?
Quách Văn Hào nói:
- Loại có bốn chân thì tớ chưa dám ăn ghế băng; loại hai chân thì tớ chưa dám ăn thịt người!
Chu Thiên Bảo cười:
- Tớ luộc thịt người đấy!
Quách Văn Hào co giò bỏ chạy.
Cái tin Chu Thiên Bảo ăn thịt người chẳng mấy chốc đã lan đi rất nhanh. Mọi người bàng hoàng, đêm ngủ không dám nhắm mắt, chỉ sợ Thiên Bảo lôi đi ăn thịt. Vì chuyện này, Giám đốc Đỗ phải triệu tập riêng một cuộc họp để cải chính. Ông ta nói rằng, qua điều tra, thịt đó là thịt chuột Chu Thiên Bảo bắt trong xe tăng hỏng. Ông Đỗ kêu gọi mọi người, nhất là những phần tử phái hữu đừng làm bộ làm tịch, học tập Chu Thiên Bảo khai thác nguồn thức ăn để cầm cự cho qua những ngày đói kém, tiết kiệm lương thực nhằm chi viện cho những người trên thế giới còn khổ hơn mình. Vương Tư Viễn, phần tử phái hữu của trường đại học Nông nghiệp đề xuất nuôi nấm trên gỗ mục, được giám đốc Đỗ phê chuẩn. Nửa tháng sau, nấm của anh ta đã gây ra một vụ ngộ độc hơn một trăm người thượng thổ hạ tả, tám mười tám người rối loạn thần kinh, nói năng lảm nhảm. Cục Công an coi đây là một vụ đầu độc, do vậy mà giám đốc Đỗ bị kỷ luật, Vương Tư Viễn từ phái hữu trở thành phái cực hữu. Do kịp thời cấp cứu, tất cả đều tai qua nạn khỏi, chỉ mỗi Hoắc Lệ Na ngộ độc quá nặng, không cứu được. Về sau, người ta rỉ tai nhau, nói rằng Hoắc Lệ Na có quan hệ ám muội với Trương Rỗ phụ trách việc chia khẩu phần ở nhà ăn, thường được lợi qua cái muỗng chia cháo của anh ta. Có người nói chính mắt trông thấy trong buổi chiếu phim hôm chủ nhật, khi đèn đóm tắt phụt, Hoắc Lệ Na và Trương Rỗ liền lẻn ra sau đống cỏ. Hoắc Lệ Na chết, Kim Đồng lòng như dao cắt. Cậu kiên quyết không tin một con người xuất thân quyền quí từng lưu học tại Nga như Hoắc Lệ Na, vì một muỗng cháo mà khuất thân trước kẻ tởm lợm như Trương Rỗ. Nhưng sau đó xảy ra vụ Kiều Ky Sa đã gián tiếp xác nhận chuyện Hoắc Lệ Na là có thể xảy ra. Khi mà những người phụ nữ đói đến nỗi vú dán vào ngực, hàng tháng không còn kinh nguyệt, thì lòng tự trọng và tiết tháo sẽ không tồn tại. Thật là bất hạnh, Kim Đồng đã mục kích câu chuyện từ đầu đến cuối.
Dạo mùa xuân, nông trường mua từ tây nam Sơn Đông về một số bò giống, sau vì bò cái không đủ nên nông trường quyết định thiến đi bốn con để vỗ thành bò thịt. Mã Thụy Liên vẫn là đội trưởng đội chăn nuôi gia súc, nhưng vì lão Đỗ đã chết nên thanh thế của chị ta giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, khi Đặng Gia Vinh đem tất cả tám quả cà đi, chị ta đành giương mắt nhìn theo, tức mà không dám làm gì. Mùi xào nấu từ chỗ Đặng Gia Vinh thơm điếc mũi khiến Mã Thụy Liên thèm rỏ dãi, chị ta bèn sai Trần Tam sang xin. Đặng Gia Vinh đề nghị đổi lấy thức ăn của ngựa. Không còn cách nào khác Mã Thụy Liên đành để Trần Tam đem một cân bánh đậu đổi lấy một hòn cà. Kim Đồng chịu trách nhiệm bắt bò đi dạo trong đêm, không cho bò nằm để tránh vết thương há miệng. Sau bữa cơm chiều, trời chạng vạng tối, Kim Đồng dắt mấy con bò vào rừng liễu rồi cột chúng vào các gốc cây. Liên tục trong năm đêm dắt bò đi dạo, mi mắt cậu nặng như chì. Cậu ngồi tựa gốc cây, mi mắt dính lại với nhau, chập chờn nửa ngủ nửa thức. Chính khi đó, cậu ngửi thấy mùi bánh màn thầu mới ra lò thơm phúc, nóng hôi hổi. Cậu cố rướn mắt lên và nhìn thấy cấp dưỡng Trương Rỗ tay cầm đoạn dây thép trên đầu có cắm một chiếc bánh màn thầu trắng bóc, lượn đi lượn lại trong rừng liễu, vừa đi vừa rung rung đoạn dây như nhử mồi. Thực ra là hắn đang nhử mồi. Trước mặt hắn, khoảng cách chừng năm bước chân, là hoa khôi của Học viện Y khoa Kiều Kỳ Sa. Đôi mắt chị dán vào chiếc bánh. Ráng chiều nhuốm đỏ khuôn mặt vàng bủng của chị như thoa lên một lớp máu chó. Chị bước đi khó nhọc, thở hồng hộc. Đã mấy bận chị tuồng như vồ trúng chiếc màn thầu, nhưng Trương Rỗ rụt tay lại khiến chị vồ hụt. Trương Rỗ mỉm cười ranh mãnh. Chị rên rỉ như con chó cún bị lừa Một bận chị đã định bỏ đi, nhưng không cưỡng được sức cám dỗ của chiếc bánh, lại lao đầu vào như ngây như dại. Khi mà khẩu phần mỗi ngày còn được sáu lạng, Kiều Kỳ Sa còn cự tuyệt chuyện phối giống giữa cừu với thỏ, nhưng khi mà khẩu phần chỉ còn một lạng rưỡi thì vẫn cô Kiều Kỳ Sa đó không tin chính trị, cũng không tin khoa học.
Chị đuổi theo chiếc bánh với bản năng của động vật, còn người cầm chiếc bánh là ai không hề có ý nghĩa. Và như vậy chị theo chiếc bánh vào sâu trong rừng liễu. Giờ giải lao buổi sáng, Kim Đồng chủ động rẫy cỏ giúp Trần Tam nên được thưởng ba lạng bánh đậu, do vậy còn kiềm chế được, nếu không, cậu đã tham gia vào cuộc rượt đuổi chiếc bánh. Thời ấy phụ nữ đều tắt kinh, vú lép kẹp, còn đàn ông thì hai hòn dái rắn như đá cuội treo tòn ten trong cái bìu trong suốt, không còn khả năng đàn hồi. Nhưng Trương Rỗ thì khả năng ấy vẫn còn nguyên vẹn. Căn cứ vào hồ sơ tố cáo sau này, trong năm 1960 đói khát ấy, hắn lấy lương thực làm mồi nhử, cưỡng hiếp gần như khắp lượt những phần tử phái hữu là nữ ở nông trường. Kiều Kỳ Sa là lô cốt cuối cùng mà hắn hạ được. Người phụ nữ trẻ nhất, đẹp nhất và rất ngang bướng, không ngờ lại dễ dàng bị đánh gục như những người bình thường. Dưới ráng chiều đo như máu, Kim Đồng mục kích cảnh chị Bảy của cậu bị cưỡng dâm như thế nào.
Năm nào mưa bão lụt lội nhiều thì năm ấy cây thùy liễu cực kỳ tươi tốt, những rễ buông màu hồng như xúc tu của loài sinh vật biển mọc đầy thân cây, dùng dao phạt đứt, chúng chảy máu tươi. Tán cây y hệt người đàn bà điên xõa tóc, lá mọng nước, lúc đầu có màu vàng rơm sau chuyển sang màu phấn hồng, tô điểm cho những cành mềm mại, đàn hồi như cánh cung. Kim Đồng cho rằng những cành và lá liễu non chắc là rất ngon, nên khi câu chuyện xảy ra ở phía trước, miệng cậu đang nhét đầy lá liễu. Cuối cùng, Trương Rỗ ném cải bánh xuống đất Kiều Kỳ Sa nhào tới chụp lấy, khi hai tay chị cầm bánh nhét vào miệng, chưa kịp đứng thẳng lên, Trương Rỗ vòng ra phía sau tốc váy chị lên, kéo tuột chiếc quần lót nhem nhuốc màu phấn hồng xuống tận cổ chân và rất thành thạo, hắn kéo một chân chị ra khỏi quần, còn chân bên kia thì không cần kéo nốt. Hắn tách chân chị ra, nhét cái vật cương cứng của đàn ông chưa bị cái đói năm một nghìn chín trăm sáu mươi biến thành tàn phế, vào người chị. Chị như con chó ăn vụng, mặc cho phía mông bị vùi dập nặng nề, vẫn cố nhịn đau nuốt miếng bánh, rồi lại cố nuốt thêm mấy miếng nữa. Lại nữa, có lẽ niềm vui được miếng ăn mạnh hơn nỗi đau của cưỡng hiếp nên chị hối hả ăn cho bằng hết, mặc cho cơ thể rung chuyển sau mỗi cú huých của Trương Rỗ. Nước mắt chị ràn rụa do phản xạ sinh lý khi được ăn, không hề mang sắc thái tình cảm nào? Có lẽ ăn bánh xong chị mới cảm thấy cái đau phía sau nên đứng dậy ngoảnh lại nhìn, cổ họng đau buốt, phình to như cổ vịt nhồi. Trương Rỗ chưa chịu buông ra, một tay ôm eo chị, tay kia thò vào túi quần lấy ra một cái bánh bẹp dí, quẳng xuống trước mặt chị. Chị cúi người về phía chiếc bánh, Trương Rỗ vẫn nhích theo đằng sau. Khi chị cầm được chiếc bánh thì hắn một tay đè mông chị, tay kia ấn vai chị xuống. Lúc này miệng bận ăn, các bộ phận khác trên cơ thể mặc cho hắn muốn làm gì thì làm, miễn sao không ảnh hưởng tới cái miệng. Cuối cùng, rên lên một tiếng như con thỏ đực sau khi giao phối xong, hắn dán chặt trên mông chị, rùng mình mấy cái như giẫy chết. Kim Đồng cố nhai những cành liễu, cảm thấy đây là loại thức ăn ngon mà người ta không để ý tới. Lúc đầu cậu cảm thấy ngọt, nhưng sau thấy rất chát, không sao nuốt được, cậu hiểu người ta không ăn chúng là có lý. Cậu nhai những cành liễu mà nước mắt ràn rụa, qua màn nước mắt, cậu thấy câu chuyện phía trước đã kết thúc, Truơng Rỗ đã lỉnh đi, Kiều Kỳ Sa thì nhìn quanh bằng cặp mắt đờ đẫn. Sau đó, đầu chị va phải một cành liễu, chị cũng bỏ đi.
Kim Đồng hai tay ôm chặt cây liễu, tì cái đầu như mụ đi vào thân cây nút nẻ.
Mùa xuân dài lê thê sắp kết thúc, lúa tiểu mạch xuân đã sắp chín, hình như đây là giai đoạn cuối cùng của những năm tháng đói khát. Trên phân phối một đợt bánh đậu nhằm lấy lại sức, chuẩn bị cho vụ thu hoạch, mỗi người được bốn lạng. Giống như Hoắc Lệ Na ăn nhiều nấm độc bị chết, Kiều Kỳ Sa cũng chết vì ăn nhiều bánh đậu.
Kim Đồng trông thấy thi thể Kiều Kỳ Sa bụng trương phềnh như cái chĩnh. Lúc phân phối bánh đậu, mọi người xếp hàng, Trương Rỗ và một cấp dưỡng nữa đứng cân. Kiều Kỳ Sa xếp hàng trước Kim Đồng. Cậu trông thấy chị đã lĩnh được một suất, còn trông thấy Trương Rỗ nháy mắt với chị. Mùi thơm của bánh đậu khiến cậu không có thì giờ để ý đến chuyện khác. Mọi người dữ như chó sói, chỉ vì cân tươi hay không mà đánh nhau với cấp dưỡng. Kim Đồng mơ hồ cảm thấy Kiều Kỳ Sa được Trương Rỗ chia cho nhiều hơn mà cảm thấy đau xót. Nông trường bộ đã nói rõ bốn lạng là khẩu phần của hai ngày, nhưng mọi người trùm chăn ăn sạch trong nháy mắt, không sót một mẩu vụn. Đêm hôm ấy mọi người chạy ra giếng uống nước lã. Bánh đậu nở trong dạ dày khiến Kim Đồng có cảm giác no nê đã lâu chưa được hưởng. Cậu ợ liên tục, đánh trung tiện liên tục, hơi ở trên và ở dưới cùng có mùi đậu. Sáng sớm hôm sau, mọi người xếp hàng trước nhà xí, bánh đậu khô đã làm hại những con người đói khát! Mọi người không biết Kiều Kỳ Sa ăn hết bao nhiêu bánh dậu, Trương Rỗ thì biết nhưng không bao giờ hắn nói ra. Kim Đồng cũng không thích nói xấu chị Bảy đã quá cố. Cậu nghĩ, không lâu nữa, tất cả sẽ không chết trương thì chết đói, đã vậy thì nghĩ ngợi mà làm gì.
Do nguyên nhân chết đã rõ, nên không làm án. Trời nóng nực, xác chết không thể để lâu, nông trường lệnh cho chôn ngay, không quan tài, không hành lễ. Các nữ phái hữu lụa ra mấy chiếc quần áo còn coi được định thay cho Kiều Kỳ Sa, nhưng khi nhìn thấy cái bụng to tướng và dòng nước hôi hám rỉ ra bên mép chị, mọi người đành thôi. Bọn phái hữu nam lượm về mảnh vải bạt rách của đội cày bỏ ngoài đồng, bó chân lại, buộc túm hai đầu bằng dây thép, đặt chị lên chiếc xe ba gác kéo ra vạt cỏ tranh phía tây bãi pháo, đào huyệt chôn chị bên cạnh Hoắc Lệ Na. Phía sau là mộ Long Thanh Bình, trong mộ chôn bộ xương, mảnh xương sọ có vết đạn đã bị viên pháp y đem đi...
Danh sách chương