Xe bán tải chở người vào thị trấn.
Dịch Táp tìm một quán trọ nhỏ, ném Ô Quỷ lại đó, nhặt mấy món cần thiết trong túi ma nước ra rồi dẫn theo Tông Hàng đi xe máy lên đường.
Đi ở vùng quê càng hẻo lánh thì càng không chịu sự quản chế của luật lệ giao thông, sau đuôi xe bắn tung bụi đất vàng mù mịt, Tông Hàng ngồi xe máy mà cứ có cảm giác say say như đang đi máy bay.
Lúc sắp tới thông trang nơi có xưởng lò, Dịch Táp dừng xe, giấu xe máy vào một rừng cây nhỏ, chặt lấy mấy cành cây rậm lá phủ lên – không biết xưởng lò này có ai canh gác không, tiếng xe máy quá lớn, ầm ầm lái vào khó tránh khỏi thu hút sự chú ý của người khác.
Hai người mò theo bản đồ Đinh Ngọc Điệp gửi tới, cẩn thận dè dặt đi vào thôn trang.
Đi một lúc lâu, trong thôn trang yên ắng, đến cả gà gáy chó sủa cũng không có lấy một tiếng nào, tường vây đều thấp lùn, nhón chân ngó vào trong xem, cửa kiếc khóa sạch, câu đối đỏ dán ngoài cửa cũng đã sớm phai ra thành màu hồng nhạt, góc giấy bong ra, xàn xạt lắc lư trong gió.
Tông Hàng nghển cổ lên, cảnh giác nhìn trái ngó phải, còn thường xuyên nhìn lên mép nhà trên cao. Dịch Táp khó hiểu, hỏi hắn, hắn đáp: “Tôi đang tìm xem có camera hay không.”
Còn camera nữa, cứ làm như đang vào trụ sở bí mật cao cấp gì đó không bằng. Dịch Táp cảm thấy với tính tình của Đinh Trường Thịnh, tuy không biết ông ta đã khoác lác thế nào để người trong thôn dời hết vào thành nhưng biết đâu người ta nhớ quê, dăm ba bữa lại muốn về thăm nhà cũ, ông ta có muốn đặt camera cũng không lớn lối đến mức đặt trên nóc nhà người khác.
Thôn trang không lớn, xưởng lò rất dễ thấy do có một cột ống khói cao ngất.
Lại gần xem, song sắt cửa lớn treo khóa, dãy nhà phía trước là phòng ở của công nhân, phía sau là từng lỗ từng lỗ nung gạch vĩ đại, trên đất trống chất rất nhiều gạch ngói phế liệu, trong góc có một cái xe đẩy dựng nghiêng ngả, còn có máy kéo phủ đầy bụi, trong khe hở mọc đầy cỏ dại vươn ra ngoài nữa. Một xưởng lò bỏ hoang nên có dáng vẻ thế nào, nơi này đều có hết cả.
Hai người trèo qua song sắt.
Cẩn thận lắng tai nghe, có tiếng xào bài roạt roạt.
Dịch Táp ra hiệu cho Tông Hàng đợi ở đây đừng nhúc nhích, mình thì cúi người men sát theo chân tường đi tới dưới cánh cửa sổ có tiếng vang, nín thở từ từ thò đầu lên…
Trong phòng có bốn người đàn ông, có già có trẻ, đang vây quanh một cái bàn chơi mạt chược, quạt gió đặt dưới đất thổi vù vù, trong chậu rửa mặt đựng đầy nước, ngâm một quả dưa hấu.
Một gã trung niên ngậm lệch điếu thuốc đánh bài: “Nhị bính!”
Lại giục tên trọc bên cạnh: “Nhanh lên đi!”
Đầu trọc hơi do dự: “Tao tính đã tao tính đã.”
Gã trung niên sốt ruột: “Phiền bỏ mẹ.”
Dừng một chút lại phát cáu: “Tao ngán cái cảnh lén lén lút lút này lắm rồi, người khác đều đã đi hết mà vẫn không chịu cho chúng ta đi. Còn chuyện đ*o gì ở đây nữa đâu? Có thằng đ*o nào đến nữa đâu? Ngày nào cũng phải canh, phát bực!”
Mắt tam giác ngồi đối diện khuyên y: “Nguôi nguôi đi, ra bài ra bài, có phúc mày cũng chẳng được hưởng đâu.”
Tên béo mập còn lại cũng khuyên: “Cũng chỉ mới mấy ngày thôi mà, mau lên mau lên…”
Trừ những người này ra, không thấy có ai khác.
Dịch Táp cẩn thận rời khỏi phòng công nhân, lại chui vào nơi chiếm diện tích lớn nhất trong xưởng lò.
Lò nung gạch.
Là kiểu lò hình vòm, trên đỉnh mái vòm đều là mắt lửa, hành lang kéo dài sang hai bên, rẽ vào, tổng thể hẳn là hình vòng như bằng chuyền, lúc đốt lò, lỗ lò sẽ đóng chặt, trong mái vòm sẽ chất đầy phôi gạch, nhưng hiện giờ đã bỏ hoang nên tất nhiên toàn bộ đều trống rỗng – ngoại trừ gạch đá vỡ ra thì không thấy có rác rưởi gì, còn có vẻ rất sạch sẽ, ánh nắng lần lượt chiếu vào từng lỗ lò, chia mặt đất ra thành từng vệt sáng tối rõ ràng.
Thế này mới thật là kỳ lạ, sau biến cố Tam Giang Nguyên trước đây, người được mang về “nghiên cứu” ít nhất cũng phải có hơn mười người, muốn sắp xếp cho những người này nhất định phải có một sân bãi lớn mới phải…
Dịch Táp đi loanh quanh trong lò gạch xem.
Đi một hồi, chợt thấy một lỗ thải khói, trong lòng khẽ động.
Để đề phòng nổ lò, tường lò gạch xây dày hơn hai mét, về cơ bản giữa mỗi hai lỗ lò lại có một lỗ thải khói hình bán nguyệt kề sát đất, được nối vào ống dẫn khói bên trong, khói từ các ống dẫn khói nhánh tụ về ống dẫn khỏi chính, cuối cùng thông qua ống khói đẩy ra ngoài.
Vì bị bỏ hoang nên trước các lỗ thải khói khác đa số đều là bụi và gạch ngói vỡ, duy chỉ có một lỗ là được quét dọn sạch sẽ.
Dịch Táp cúi người chui vào.
Vừa đi vào, tim đã đập mừng: Lối vào lỗ thải khói này trông thì nhỏ nhưng không gian bên trong rất lớn, người có thể thẳng lưng, đi hai bước cũng không thành vấn đề.
Dưới chân lót một lớp gạch đỏ, chỉ lót vậy, không có xi măng trát lại. Cô giậm giậm chân, quả nhiên, tiếng động dưới chân khá rỗng.
Dịch Táp quỳ một gối xuống, nheo mắt nhìn khe hở giữa các cục gạch, lấy một cục ra, lại thêm cục nữa, rất nhanh sau đó, phía dưới lộ tra một nắp giếng bằng gang hình vuông, hai bên có tay cầm. Dịch Táp mỗi tay nắm một bên, dùng sức nhấc nắp giếng lên.
Bên dưới lộ ra một miệng hố hình vuông tối đen như mực.
Cô cẩn thận gác nắp giếng sang một bên, quỳ ghé bên miệng hố, lấy đèn pin bỏ túi ra soi.
Có một cái thang dây rất dài, bám dọc theo thành hố thông xuống dưới.
Chắc là nơi này, Dịch Táp thở dài một hơi, nhanh chóng lui ra ngoài, lách mình tới mép lỗ lò, nhất tâm nhị dụng, mắt theo dõi động tĩnh trong cửa sổ phòng công nhân, tay ra hiệu về phía Tông Hàng.
Vẫy vào trong là “tới”, bất động là “dừng”, áp xuống là “cúi người”, vẫy nhanh là “mau lên”.
May mà mấy người kia đang bị tinh hoa dân tộc thu hút, nãy giờ trong lòng không vướng một đụn mây, Tông Hàng cúi người lướt qua đây như một làn khói, coi như thuận lợi.
Dịch Táp chỉ chỉ lỗ thải khói bảo Tông Hàng: “Tôi xuống dưới tìm đồ, cậu ở đây thông khí cho tôi, có người đến thì lập tức báo cho tôi biết, vỗ thang sắt kia ba cái.”
Tông Hàng ừ một tiếng.
Thực ra hắn rất muốn xuống cùng cô, nhưng thông khí…cũng rất quan trọng.
***
Dịch Táp nhanh nhẹn xuống thang.
Thang này không ngắn, xem ra Đinh Trường Thịnh tổ chức nơi này nhiều năm như thế đã phát triển một công trình rất lớn ở bên dưới, hơn nữa công trình này quả thực là tuyệt phối với xưởng lò, đất đào ra không cần chở đi, cứ thế chế thành phôi bùn nung gạch tại chỗ là được.
Vừa tiếp đất, cô lập tức bật đèn pin, vừa đi vừa nhìn.
Phía dưới này…phải tả thế nào nhỉ.
Hết thảy đều là gian phòng. Có một gian hiển nhiên là phòng giám sát, đi vào có tất cả lớn nhỏ hơn mười màn hình theo dõi, có điều đều đã đen ngòm – hoang phế cắt điện cũng có cái lợi, lúc nơi này vận hành bình thường, ước chừng cô không vào được là cái chắc rồi.
Còn có vài gian có vẻ như là phòng y tế loại lớn, Dịch Táp dù xem không hiểu nhưng cũng biết kiểu dáng những dụng cụ chữa bệnh này rất chuyên nghiệp, trong ba họ không thiếu người học y, xem ra lúc xây dựng nơi này, Đinh Trường Thịnh đã bí mật điều vài nhân thủ chuyên nghiệp tới đây.
Phòng họp, cũng chỉ có bàn ghế, không cần xem.
Lại sang gian khác…
Dịch Táp vặn nắm đấm cửa, mở không ra.
Khóa cơ à, xem ra tương đối quan trọng. Dịch Táp ngậm đèn pin vào miệng, lấy trong túi ra một sợi sắt mỏng, bẻ thẳng đút vào lỗ khóa.
Vặn hai cái đã mở được ra.
Là một phòng làm việc, đến cả máy tính cũng không có, trên bàn dựng một cặp tài liệu, trên giá sách còn có túi văn kiện bằng giấy dai cũ, trong ống đựng bút toàn là bút máy, bên cạnh còn có lọ mực – đúng là phong cách cổ điển của Đinh Trường Thịnh, không sai.
Cuốn sổ tay bọc da màu đen ở đâu? Dịch Táp lật tìm trên giá sách trước, không có, nhưng lại trông thấy một hàng sách liên quan tới bệnh khuẩn truyền nhiễm, nào “Súng pháo, bệnh khuẩn và sắt thép”, nào “Bệnh truyền nhiễm học ứng dụng”, còn có cả “Bệnh tâm thần học” các loại.
Lại lần lượt mở ngăn kéo ra, nạy một cái khóa, bên trong trân trọng cất một cuốn sổ, có điều không phải cuốn sổ đen, mặt bìa mềm mềm, lật qua qua, giống một quyển ghi chép chứng bệnh lâm sàng, nếu đã được khóa lại thì ắt là đồ quan trọng, cô cuộn lại nhét vào ngang lưng.
Cuốn sổ bìa da màu đen…
Phòng làm việc này còn chẳng có lấy một cái tủ, mọi thứ đều trong tầm mắt, hẳn không có cơ quan ngăn mật gì đâu chứ. Hơn nữa, Dịch Tiêu từng nói Đinh Trường Thịnh cho rằng thứ đó không quan trọng, đồ không quan trọng thì sẽ ở đâu?
Ngẩng đầu lên nhìn, trên đỉnh giá sách ló ra góc một xấp báo cong vểnh nhăn nhúm. Dịch Táp dời cái ghế qua kề chân, nhanh chóng lật giở xấp báo ra xem, đều là báo sáng báo chiều, còn lẫn cả tạp chí, phỏng chừng Đinh Trường Thịnh dùng để giải buồn…
Tay Dịch Táp run lên.
Tìm được rồi! Đặt ngay dưới xấp tạp chí, sổ bọc da gì chứ, là một cuốn sổ bìa nhựa kém chất lượng màu đen. Dịch Táp vội rút lấy, mở ra xem.
Trang thứ nhất chằng chịt chữ, mở đầu viết…
“Sau ngày 19 tháng 11 năm 1996, trải qua bàn bạc, chúng tôi đã thống nhất sắp xếp những người bị thương vào cùng một chỗ, qua một thời gian, tôi để ý thấy có không ít người xuất hiện trạng thái tinh thần thất thường, thường xuyên nói lời điên khùng, dù tôi cảm thấy những lời này không có ý nghĩa gì những vẫn yêu cầu nhân viên trông coi ghi lại toàn bộ, bất kể họ nói gì…”
Lật tiếp ra sau, nét bút không đồng nhất, hẳn là do những người khác nhau viết.
Chắc là cái này không sai, còn nội dung cụ thể thế nào thì ra ngoài xem sau.
Dịch Táp nhanh chóng giắt luôn cả cuốn này vào ngang hông, sau đó đặt lại tất cả về vị trí cũ, chỉ xuống có một lúc thôi mà sau lưng đã toát đẫm mồ hôi rồi: dù sao cũng là làm trộm nên chột dạ.
Đóng cửa lại đi ra, vốn nên đi lên nhanh một chút nhưng ánh đèn pin đảo qua lại thấy cuối hành lang có khúc ngoặt.
Vẫn còn phòng, để làm gì?
Dịch Táp hơi do dự: Mẹ kiếp, đến cũng đến rồi, xem hết đi cho đủ bộ.
Cô nghiến răng, rảo bước qua.
Rẽ vào khúc ngoặt, ánh đèn pin lướt qua một dãy cánh cửa bằng đồng chung một kiểu cách, những cửa này đều không có khóa, hoặc đóng hoặc mở, trên mỗi cánh cửa đều dán một màng plastic to cỡ bàn tay, bên trong gài tờ giấy, mỗi tờ giấy một cái tên khác nhau, viết tay bằng bút máy, màu mực đã phai nhạt.
Mà những cái tên này đa số đều là họ “Dịch”.
Tim Dịch Táp đập thình thình, ánh đèn pin quét qua loa một hồi, bỗng dừng khựng.
Dịch Tiêu.
Cô bước vội hai bước, đẩy cửa đi vào.
Gian phòng chật hẹp bức bối, từ đầu này đến đầu kia chẳng được mấy bước, đồ vật lớn nhất trong phòng là cái giường đơn, chăn ga gối đệm trên giường đều đã thu lại hết, chỉ còn lại khung giường gỗ, dưới giường là một ống nhổ kiểu cũ, cạnh đầu giường bày một cái bàn, bên trên đặt hai âu cơm bằng thiếc.
Thiết kế đơn sơ như vậy mà lại có thể chịu tải toàn bộ sinh hoạt hơn hai mươi năm của một người.
Ánh đèn pin rọi về phía mặt tường.
Trên mặt tường viết không ít chữ hỗn tạp, có chỗ dùng bút viết, có chỗ dùng vật dụng khắc vẽ, cũng có chỗ dùng máu.
Dịch Tiêu cũng từng viết “Chúng nó tới rồi”.
Cũng viết cả cái khác, tên Khương Tuấn xuất hiện rất nhiều lần, phía sau luôn kèm theo một câu “Nhất định không được chết, chờ em đi tìm anh”.
Thế nên sau cùng, chị xem như đã được toại nguyện ư?
Còn trông thấy câu “Phong táp táp hề mộc tiêu tiêu” quen thuộc kia nữa, phía sau là một đoạn văn dài…
“Mình không thích cái tên Dịch Tiêu này, đáng ra mình phải tên là Dịch Táp mới đúng. Mình thích gió, không thích cây cỏ, gió có thể tự do tự tại đi khắp nơi, cây cỏ cả đời mắc kẹt ở một chỗ, giống như một lời nguyền vậy, mình đã mắc kẹt ở đây mười bảy năm…”
Cả mặt tường chỉ có chỗ này là nhắc tới “Dịch Táp”, cũng chẳng phải là bởi nhớ cô.
Dịch Táp chậm rãi lui ra ngoài, cô không quen đối mặt với mọi thứ của Dịch Tiêu, cũng không quen đặt mình vào căn phòng chị từng sống lâu như vậy.
Cô tính xem hết một lượt những gian phòng còn lại trong thời gian ngắn nhất có thể.
Thiết kế trong các phòng đều không khác nhau mấy, trên mặt tường hoặc ít hoặc nhiều đều có chữ.
Có chửi bới Đinh Trường Thịnh.
Đồ khốn kiếp họ Đinh, thả tao ra, tao phải về nhà, chết cũng phải chết ở nhà.
Có hoảng sợ khôn cùng.
Mình sắp chết rồi, mình chết chắc rồi, mạch máu của mình đang lòi ra khỏi thịt, mình không muốn chết.
Còn có cầu tổ sư gia phù hộ.
Cũng nhìn thấy đủ loại “Chúng nó tới rồi” to nhỏ lớn bé.
Lúc đẩy cửa gian tiếp ra, Dịch Táp thoáng kinh ngạc, chợt rợn tóc gáy.
Khách trọ đương nhiên đã sớm không còn ở đây nữa, thiết kế cũng không hề có gì khác biệt, nhưng lại cho người ta cảm giác cực kỳ lạnh lẽo và quái dị, tựa như người dẫu đã đi xa nhưng vẫn để lại chút hơi thở nào đó, trước sau vẫn uy hiếp người đến.
Trên mặt tường không có những lời trút lòng trút dạ điên dại, cũng không có khắc vẽ gì lộn xộn hỗn tạp, ngược lại, dùng bút pháp vô cùng tỉnh táo vẽ một bức họa.
Màu nâu đen, chắc là dùng máu vẽ.
Trong hình là hồ lớn mênh mông.
Có hơn mười người ngồi thuyền từ dưới đáy hồ chồng chéo vươn lên – đúng vậy, chỉ có một người chèo thuyền trên mặt hồ, những người khác, cao thấp đan xen, đều là từ dưới đáy hồ đi lên, càng sâu xa thú vị hơn là, đại khái là không đủ sức mà vẽ tiếp nữa nên trên chiếc thuyền cuối cùng chấm chấm rậm rịt, biểu trưng còn có kẻ tới sau, khó có thể đếm hết.
Dịch Táp luôn cảm thấy bức tranh này có gì đó không đúng, lúc tiến sát lại một bước, hốt nhiên rùng mình, hiểu ra.
Thứ những người đó ngồi trên cũng không phải là thuyền, mà là người!
Ngang dọc những xác người, không nhìn kỹ còn tưởng là thuyền. Những người đó chèo xác mà đi, chen lấn, ùn ùn chèo về phía mặt hồ…
Trên bức vẽ đề bốn chữ ngay ngắn.
Không phải “Chúng nó tới rồi”, mà là…
Chúng ta tới rồi.
***
Chúng ta tới rồi.
Trong lòng Dịch Táp dâng lên một cảm giác quái dị khó có thể diễn tả được bằng lời. Đương lẩm bẩm đọc mấy chữ này, chợt nghe mơ hồ có tiếng vỗ thang sắt vọng tới, ba cái, lại ba cái.
Bên trên có biến!
Dịch Táp tức khắc hoàn hồn, không kịp nghĩ ngợi gì nữa, tông cửa xông ra, chạy được hai bước lại vội quay lại, xem tên trên cửa.
Người viết “Chúng ta tới rồi” này, tên là Dịch Bảo Toàn.
Dịch Táp tìm một quán trọ nhỏ, ném Ô Quỷ lại đó, nhặt mấy món cần thiết trong túi ma nước ra rồi dẫn theo Tông Hàng đi xe máy lên đường.
Đi ở vùng quê càng hẻo lánh thì càng không chịu sự quản chế của luật lệ giao thông, sau đuôi xe bắn tung bụi đất vàng mù mịt, Tông Hàng ngồi xe máy mà cứ có cảm giác say say như đang đi máy bay.
Lúc sắp tới thông trang nơi có xưởng lò, Dịch Táp dừng xe, giấu xe máy vào một rừng cây nhỏ, chặt lấy mấy cành cây rậm lá phủ lên – không biết xưởng lò này có ai canh gác không, tiếng xe máy quá lớn, ầm ầm lái vào khó tránh khỏi thu hút sự chú ý của người khác.
Hai người mò theo bản đồ Đinh Ngọc Điệp gửi tới, cẩn thận dè dặt đi vào thôn trang.
Đi một lúc lâu, trong thôn trang yên ắng, đến cả gà gáy chó sủa cũng không có lấy một tiếng nào, tường vây đều thấp lùn, nhón chân ngó vào trong xem, cửa kiếc khóa sạch, câu đối đỏ dán ngoài cửa cũng đã sớm phai ra thành màu hồng nhạt, góc giấy bong ra, xàn xạt lắc lư trong gió.
Tông Hàng nghển cổ lên, cảnh giác nhìn trái ngó phải, còn thường xuyên nhìn lên mép nhà trên cao. Dịch Táp khó hiểu, hỏi hắn, hắn đáp: “Tôi đang tìm xem có camera hay không.”
Còn camera nữa, cứ làm như đang vào trụ sở bí mật cao cấp gì đó không bằng. Dịch Táp cảm thấy với tính tình của Đinh Trường Thịnh, tuy không biết ông ta đã khoác lác thế nào để người trong thôn dời hết vào thành nhưng biết đâu người ta nhớ quê, dăm ba bữa lại muốn về thăm nhà cũ, ông ta có muốn đặt camera cũng không lớn lối đến mức đặt trên nóc nhà người khác.
Thôn trang không lớn, xưởng lò rất dễ thấy do có một cột ống khói cao ngất.
Lại gần xem, song sắt cửa lớn treo khóa, dãy nhà phía trước là phòng ở của công nhân, phía sau là từng lỗ từng lỗ nung gạch vĩ đại, trên đất trống chất rất nhiều gạch ngói phế liệu, trong góc có một cái xe đẩy dựng nghiêng ngả, còn có máy kéo phủ đầy bụi, trong khe hở mọc đầy cỏ dại vươn ra ngoài nữa. Một xưởng lò bỏ hoang nên có dáng vẻ thế nào, nơi này đều có hết cả.
Hai người trèo qua song sắt.
Cẩn thận lắng tai nghe, có tiếng xào bài roạt roạt.
Dịch Táp ra hiệu cho Tông Hàng đợi ở đây đừng nhúc nhích, mình thì cúi người men sát theo chân tường đi tới dưới cánh cửa sổ có tiếng vang, nín thở từ từ thò đầu lên…
Trong phòng có bốn người đàn ông, có già có trẻ, đang vây quanh một cái bàn chơi mạt chược, quạt gió đặt dưới đất thổi vù vù, trong chậu rửa mặt đựng đầy nước, ngâm một quả dưa hấu.
Một gã trung niên ngậm lệch điếu thuốc đánh bài: “Nhị bính!”
Lại giục tên trọc bên cạnh: “Nhanh lên đi!”
Đầu trọc hơi do dự: “Tao tính đã tao tính đã.”
Gã trung niên sốt ruột: “Phiền bỏ mẹ.”
Dừng một chút lại phát cáu: “Tao ngán cái cảnh lén lén lút lút này lắm rồi, người khác đều đã đi hết mà vẫn không chịu cho chúng ta đi. Còn chuyện đ*o gì ở đây nữa đâu? Có thằng đ*o nào đến nữa đâu? Ngày nào cũng phải canh, phát bực!”
Mắt tam giác ngồi đối diện khuyên y: “Nguôi nguôi đi, ra bài ra bài, có phúc mày cũng chẳng được hưởng đâu.”
Tên béo mập còn lại cũng khuyên: “Cũng chỉ mới mấy ngày thôi mà, mau lên mau lên…”
Trừ những người này ra, không thấy có ai khác.
Dịch Táp cẩn thận rời khỏi phòng công nhân, lại chui vào nơi chiếm diện tích lớn nhất trong xưởng lò.
Lò nung gạch.
Là kiểu lò hình vòm, trên đỉnh mái vòm đều là mắt lửa, hành lang kéo dài sang hai bên, rẽ vào, tổng thể hẳn là hình vòng như bằng chuyền, lúc đốt lò, lỗ lò sẽ đóng chặt, trong mái vòm sẽ chất đầy phôi gạch, nhưng hiện giờ đã bỏ hoang nên tất nhiên toàn bộ đều trống rỗng – ngoại trừ gạch đá vỡ ra thì không thấy có rác rưởi gì, còn có vẻ rất sạch sẽ, ánh nắng lần lượt chiếu vào từng lỗ lò, chia mặt đất ra thành từng vệt sáng tối rõ ràng.
Thế này mới thật là kỳ lạ, sau biến cố Tam Giang Nguyên trước đây, người được mang về “nghiên cứu” ít nhất cũng phải có hơn mười người, muốn sắp xếp cho những người này nhất định phải có một sân bãi lớn mới phải…
Dịch Táp đi loanh quanh trong lò gạch xem.
Đi một hồi, chợt thấy một lỗ thải khói, trong lòng khẽ động.
Để đề phòng nổ lò, tường lò gạch xây dày hơn hai mét, về cơ bản giữa mỗi hai lỗ lò lại có một lỗ thải khói hình bán nguyệt kề sát đất, được nối vào ống dẫn khói bên trong, khói từ các ống dẫn khói nhánh tụ về ống dẫn khỏi chính, cuối cùng thông qua ống khói đẩy ra ngoài.
Vì bị bỏ hoang nên trước các lỗ thải khói khác đa số đều là bụi và gạch ngói vỡ, duy chỉ có một lỗ là được quét dọn sạch sẽ.
Dịch Táp cúi người chui vào.
Vừa đi vào, tim đã đập mừng: Lối vào lỗ thải khói này trông thì nhỏ nhưng không gian bên trong rất lớn, người có thể thẳng lưng, đi hai bước cũng không thành vấn đề.
Dưới chân lót một lớp gạch đỏ, chỉ lót vậy, không có xi măng trát lại. Cô giậm giậm chân, quả nhiên, tiếng động dưới chân khá rỗng.
Dịch Táp quỳ một gối xuống, nheo mắt nhìn khe hở giữa các cục gạch, lấy một cục ra, lại thêm cục nữa, rất nhanh sau đó, phía dưới lộ tra một nắp giếng bằng gang hình vuông, hai bên có tay cầm. Dịch Táp mỗi tay nắm một bên, dùng sức nhấc nắp giếng lên.
Bên dưới lộ ra một miệng hố hình vuông tối đen như mực.
Cô cẩn thận gác nắp giếng sang một bên, quỳ ghé bên miệng hố, lấy đèn pin bỏ túi ra soi.
Có một cái thang dây rất dài, bám dọc theo thành hố thông xuống dưới.
Chắc là nơi này, Dịch Táp thở dài một hơi, nhanh chóng lui ra ngoài, lách mình tới mép lỗ lò, nhất tâm nhị dụng, mắt theo dõi động tĩnh trong cửa sổ phòng công nhân, tay ra hiệu về phía Tông Hàng.
Vẫy vào trong là “tới”, bất động là “dừng”, áp xuống là “cúi người”, vẫy nhanh là “mau lên”.
May mà mấy người kia đang bị tinh hoa dân tộc thu hút, nãy giờ trong lòng không vướng một đụn mây, Tông Hàng cúi người lướt qua đây như một làn khói, coi như thuận lợi.
Dịch Táp chỉ chỉ lỗ thải khói bảo Tông Hàng: “Tôi xuống dưới tìm đồ, cậu ở đây thông khí cho tôi, có người đến thì lập tức báo cho tôi biết, vỗ thang sắt kia ba cái.”
Tông Hàng ừ một tiếng.
Thực ra hắn rất muốn xuống cùng cô, nhưng thông khí…cũng rất quan trọng.
***
Dịch Táp nhanh nhẹn xuống thang.
Thang này không ngắn, xem ra Đinh Trường Thịnh tổ chức nơi này nhiều năm như thế đã phát triển một công trình rất lớn ở bên dưới, hơn nữa công trình này quả thực là tuyệt phối với xưởng lò, đất đào ra không cần chở đi, cứ thế chế thành phôi bùn nung gạch tại chỗ là được.
Vừa tiếp đất, cô lập tức bật đèn pin, vừa đi vừa nhìn.
Phía dưới này…phải tả thế nào nhỉ.
Hết thảy đều là gian phòng. Có một gian hiển nhiên là phòng giám sát, đi vào có tất cả lớn nhỏ hơn mười màn hình theo dõi, có điều đều đã đen ngòm – hoang phế cắt điện cũng có cái lợi, lúc nơi này vận hành bình thường, ước chừng cô không vào được là cái chắc rồi.
Còn có vài gian có vẻ như là phòng y tế loại lớn, Dịch Táp dù xem không hiểu nhưng cũng biết kiểu dáng những dụng cụ chữa bệnh này rất chuyên nghiệp, trong ba họ không thiếu người học y, xem ra lúc xây dựng nơi này, Đinh Trường Thịnh đã bí mật điều vài nhân thủ chuyên nghiệp tới đây.
Phòng họp, cũng chỉ có bàn ghế, không cần xem.
Lại sang gian khác…
Dịch Táp vặn nắm đấm cửa, mở không ra.
Khóa cơ à, xem ra tương đối quan trọng. Dịch Táp ngậm đèn pin vào miệng, lấy trong túi ra một sợi sắt mỏng, bẻ thẳng đút vào lỗ khóa.
Vặn hai cái đã mở được ra.
Là một phòng làm việc, đến cả máy tính cũng không có, trên bàn dựng một cặp tài liệu, trên giá sách còn có túi văn kiện bằng giấy dai cũ, trong ống đựng bút toàn là bút máy, bên cạnh còn có lọ mực – đúng là phong cách cổ điển của Đinh Trường Thịnh, không sai.
Cuốn sổ tay bọc da màu đen ở đâu? Dịch Táp lật tìm trên giá sách trước, không có, nhưng lại trông thấy một hàng sách liên quan tới bệnh khuẩn truyền nhiễm, nào “Súng pháo, bệnh khuẩn và sắt thép”, nào “Bệnh truyền nhiễm học ứng dụng”, còn có cả “Bệnh tâm thần học” các loại.
Lại lần lượt mở ngăn kéo ra, nạy một cái khóa, bên trong trân trọng cất một cuốn sổ, có điều không phải cuốn sổ đen, mặt bìa mềm mềm, lật qua qua, giống một quyển ghi chép chứng bệnh lâm sàng, nếu đã được khóa lại thì ắt là đồ quan trọng, cô cuộn lại nhét vào ngang lưng.
Cuốn sổ bìa da màu đen…
Phòng làm việc này còn chẳng có lấy một cái tủ, mọi thứ đều trong tầm mắt, hẳn không có cơ quan ngăn mật gì đâu chứ. Hơn nữa, Dịch Tiêu từng nói Đinh Trường Thịnh cho rằng thứ đó không quan trọng, đồ không quan trọng thì sẽ ở đâu?
Ngẩng đầu lên nhìn, trên đỉnh giá sách ló ra góc một xấp báo cong vểnh nhăn nhúm. Dịch Táp dời cái ghế qua kề chân, nhanh chóng lật giở xấp báo ra xem, đều là báo sáng báo chiều, còn lẫn cả tạp chí, phỏng chừng Đinh Trường Thịnh dùng để giải buồn…
Tay Dịch Táp run lên.
Tìm được rồi! Đặt ngay dưới xấp tạp chí, sổ bọc da gì chứ, là một cuốn sổ bìa nhựa kém chất lượng màu đen. Dịch Táp vội rút lấy, mở ra xem.
Trang thứ nhất chằng chịt chữ, mở đầu viết…
“Sau ngày 19 tháng 11 năm 1996, trải qua bàn bạc, chúng tôi đã thống nhất sắp xếp những người bị thương vào cùng một chỗ, qua một thời gian, tôi để ý thấy có không ít người xuất hiện trạng thái tinh thần thất thường, thường xuyên nói lời điên khùng, dù tôi cảm thấy những lời này không có ý nghĩa gì những vẫn yêu cầu nhân viên trông coi ghi lại toàn bộ, bất kể họ nói gì…”
Lật tiếp ra sau, nét bút không đồng nhất, hẳn là do những người khác nhau viết.
Chắc là cái này không sai, còn nội dung cụ thể thế nào thì ra ngoài xem sau.
Dịch Táp nhanh chóng giắt luôn cả cuốn này vào ngang hông, sau đó đặt lại tất cả về vị trí cũ, chỉ xuống có một lúc thôi mà sau lưng đã toát đẫm mồ hôi rồi: dù sao cũng là làm trộm nên chột dạ.
Đóng cửa lại đi ra, vốn nên đi lên nhanh một chút nhưng ánh đèn pin đảo qua lại thấy cuối hành lang có khúc ngoặt.
Vẫn còn phòng, để làm gì?
Dịch Táp hơi do dự: Mẹ kiếp, đến cũng đến rồi, xem hết đi cho đủ bộ.
Cô nghiến răng, rảo bước qua.
Rẽ vào khúc ngoặt, ánh đèn pin lướt qua một dãy cánh cửa bằng đồng chung một kiểu cách, những cửa này đều không có khóa, hoặc đóng hoặc mở, trên mỗi cánh cửa đều dán một màng plastic to cỡ bàn tay, bên trong gài tờ giấy, mỗi tờ giấy một cái tên khác nhau, viết tay bằng bút máy, màu mực đã phai nhạt.
Mà những cái tên này đa số đều là họ “Dịch”.
Tim Dịch Táp đập thình thình, ánh đèn pin quét qua loa một hồi, bỗng dừng khựng.
Dịch Tiêu.
Cô bước vội hai bước, đẩy cửa đi vào.
Gian phòng chật hẹp bức bối, từ đầu này đến đầu kia chẳng được mấy bước, đồ vật lớn nhất trong phòng là cái giường đơn, chăn ga gối đệm trên giường đều đã thu lại hết, chỉ còn lại khung giường gỗ, dưới giường là một ống nhổ kiểu cũ, cạnh đầu giường bày một cái bàn, bên trên đặt hai âu cơm bằng thiếc.
Thiết kế đơn sơ như vậy mà lại có thể chịu tải toàn bộ sinh hoạt hơn hai mươi năm của một người.
Ánh đèn pin rọi về phía mặt tường.
Trên mặt tường viết không ít chữ hỗn tạp, có chỗ dùng bút viết, có chỗ dùng vật dụng khắc vẽ, cũng có chỗ dùng máu.
Dịch Tiêu cũng từng viết “Chúng nó tới rồi”.
Cũng viết cả cái khác, tên Khương Tuấn xuất hiện rất nhiều lần, phía sau luôn kèm theo một câu “Nhất định không được chết, chờ em đi tìm anh”.
Thế nên sau cùng, chị xem như đã được toại nguyện ư?
Còn trông thấy câu “Phong táp táp hề mộc tiêu tiêu” quen thuộc kia nữa, phía sau là một đoạn văn dài…
“Mình không thích cái tên Dịch Tiêu này, đáng ra mình phải tên là Dịch Táp mới đúng. Mình thích gió, không thích cây cỏ, gió có thể tự do tự tại đi khắp nơi, cây cỏ cả đời mắc kẹt ở một chỗ, giống như một lời nguyền vậy, mình đã mắc kẹt ở đây mười bảy năm…”
Cả mặt tường chỉ có chỗ này là nhắc tới “Dịch Táp”, cũng chẳng phải là bởi nhớ cô.
Dịch Táp chậm rãi lui ra ngoài, cô không quen đối mặt với mọi thứ của Dịch Tiêu, cũng không quen đặt mình vào căn phòng chị từng sống lâu như vậy.
Cô tính xem hết một lượt những gian phòng còn lại trong thời gian ngắn nhất có thể.
Thiết kế trong các phòng đều không khác nhau mấy, trên mặt tường hoặc ít hoặc nhiều đều có chữ.
Có chửi bới Đinh Trường Thịnh.
Đồ khốn kiếp họ Đinh, thả tao ra, tao phải về nhà, chết cũng phải chết ở nhà.
Có hoảng sợ khôn cùng.
Mình sắp chết rồi, mình chết chắc rồi, mạch máu của mình đang lòi ra khỏi thịt, mình không muốn chết.
Còn có cầu tổ sư gia phù hộ.
Cũng nhìn thấy đủ loại “Chúng nó tới rồi” to nhỏ lớn bé.
Lúc đẩy cửa gian tiếp ra, Dịch Táp thoáng kinh ngạc, chợt rợn tóc gáy.
Khách trọ đương nhiên đã sớm không còn ở đây nữa, thiết kế cũng không hề có gì khác biệt, nhưng lại cho người ta cảm giác cực kỳ lạnh lẽo và quái dị, tựa như người dẫu đã đi xa nhưng vẫn để lại chút hơi thở nào đó, trước sau vẫn uy hiếp người đến.
Trên mặt tường không có những lời trút lòng trút dạ điên dại, cũng không có khắc vẽ gì lộn xộn hỗn tạp, ngược lại, dùng bút pháp vô cùng tỉnh táo vẽ một bức họa.
Màu nâu đen, chắc là dùng máu vẽ.
Trong hình là hồ lớn mênh mông.
Có hơn mười người ngồi thuyền từ dưới đáy hồ chồng chéo vươn lên – đúng vậy, chỉ có một người chèo thuyền trên mặt hồ, những người khác, cao thấp đan xen, đều là từ dưới đáy hồ đi lên, càng sâu xa thú vị hơn là, đại khái là không đủ sức mà vẽ tiếp nữa nên trên chiếc thuyền cuối cùng chấm chấm rậm rịt, biểu trưng còn có kẻ tới sau, khó có thể đếm hết.
Dịch Táp luôn cảm thấy bức tranh này có gì đó không đúng, lúc tiến sát lại một bước, hốt nhiên rùng mình, hiểu ra.
Thứ những người đó ngồi trên cũng không phải là thuyền, mà là người!
Ngang dọc những xác người, không nhìn kỹ còn tưởng là thuyền. Những người đó chèo xác mà đi, chen lấn, ùn ùn chèo về phía mặt hồ…
Trên bức vẽ đề bốn chữ ngay ngắn.
Không phải “Chúng nó tới rồi”, mà là…
Chúng ta tới rồi.
***
Chúng ta tới rồi.
Trong lòng Dịch Táp dâng lên một cảm giác quái dị khó có thể diễn tả được bằng lời. Đương lẩm bẩm đọc mấy chữ này, chợt nghe mơ hồ có tiếng vỗ thang sắt vọng tới, ba cái, lại ba cái.
Bên trên có biến!
Dịch Táp tức khắc hoàn hồn, không kịp nghĩ ngợi gì nữa, tông cửa xông ra, chạy được hai bước lại vội quay lại, xem tên trên cửa.
Người viết “Chúng ta tới rồi” này, tên là Dịch Bảo Toàn.
Danh sách chương