Hôm nay chị Mộ Dung ra bưu điện gửi thư bảo đảm cho chồng, chị đưa thằng bé Xoa cùng đi.
Phòng nghiệp vụ của trạm bưu điện đang rất đông người xếp hàng chờ, chị Mộ Dung cùng thằng bé đứng xếp hàng cuối cùng.
Bà già thu gom phế liệu đang đẩy chiếc xe đi về phía bưu điện, vừa đi vừa rao: “Thu mua phế liệu đây…”
Bà ta còn cách bưu điện khoảng hai trăm mét.
Nếu lúc này chị Mộ Dung đi ra, thì thằng bé Xoa và bà già sẽ không chạm trán nhau, vì ra khỏi bưu điện, chị sẽ rẽ sang hướng khác.
Nhưng vẫn chưa đến lượt chị Mộ Dung làm thủ tục gửi thư bảo đảm, phía trước chị còn bốn người nữa xếp hàng, người đứng đầu là một nông dân, ông ta rất lớ ngớ, nhaan viên bưu điện phải giải thích cho ông ta cách điền họ tên địa chỉ…
Chị Mộ Dung vừa đùa với thằng bé Xoa vừa chờ đến lượt mình, hai người đang chơi trò “đoán ngón tay”: bàn tay này nắm các ngón của bàn tay kia, chỉ thò ra các đầu ngón tay, phải đoán xem đâu là ngón giữa…
Thời gian bà già đồng nát đi hết hai trăm mét hơi ngắn hơn thời gian bốn người làm thủ tục gửi thư. Nhưng có một người thợ giày bước lại, ông ta có vẻ hơi “ấm đầu”, gặp ai cũng khoe rằng mình là người duy vật, tuy nhiên ông có tay nghề rất khá. Ông ta bước đến trước mặt bà già đồng nát, nói: “Nếu bà thu gom được giày da chưa cũ lắm, thì cứ bán cho tôi, tôi vá chữa lại vẫn đi được rất tốt.”
Bà già nói: “Phần nhiều là không thành đôi.”
Ông thợ giày: “Vứt bỏ chiếc này thì chắc chắn sẽ vứt nốt chiếc kia. Tôi là người tiết kiệm…”
Thông thường, ông ta hay nói dài dòng lủng củng, tốn thời gian bằng mười người xếp hàng gửi thư bảo đảm.
Còn chị Mộ Dung, khi đến lượt chị thì lại có chút trục trặc: phong bì thư của chị không đạt chuẩn nên không thể gửi. Chị đành mua tại chỗ một phong bì khác, xé bỏ phong bì cũ, thay vào. Sau đó lại điền các thông tin địa chỉ cần thiết.
Ông thợ giày lại bước đi. Bà già tiếp tục đẩy xe thu gom đi về phía bưu điện.
Chị Mộ Dung đã gửi xong thư, rồi dắt thằng bé đi ra.
Rốt cuộc, bà già đồng nát và thằng bé đã chạm trán ở cửa trạm bưu điện thị trấn Tuyệt Luân Đế.
Lúc này là đầu giờ chiều, mùa thu, trời cao, ít mây, không có chim nhạn bay về nam. Ánh dương rất đẹp, hơi có vẻ uể oải trì trệ. Đường phố thị trấn rất vắng người qua lại, không khí rất yên bình, tĩnh lặng.
Khi nhìn thấy thằng bé Xoa, bà già đờ ra, đôi mắt bà đầy vẻ sợ hãi.
Còn thằng bé, nhìn thấy bà già, nó cũng phát hoảng, cũng rất sợ hãi.
Chị Mộ Dung không biết có chuyện gì xảy ra, chị kéo tay thằng bé, giục nó: “Kìa, sao lại không đi? Theo mẹ, về nhà thôi!”
Thằng bé cúi đầu, rồi lập tức đi theo chị Mộ Dung, không ngoảnh lại lần nào nữa.
Bà già cũng đẩy xe rất vội vã, chuồn thẳng.
Phòng nghiệp vụ của trạm bưu điện đang rất đông người xếp hàng chờ, chị Mộ Dung cùng thằng bé đứng xếp hàng cuối cùng.
Bà già thu gom phế liệu đang đẩy chiếc xe đi về phía bưu điện, vừa đi vừa rao: “Thu mua phế liệu đây…”
Bà ta còn cách bưu điện khoảng hai trăm mét.
Nếu lúc này chị Mộ Dung đi ra, thì thằng bé Xoa và bà già sẽ không chạm trán nhau, vì ra khỏi bưu điện, chị sẽ rẽ sang hướng khác.
Nhưng vẫn chưa đến lượt chị Mộ Dung làm thủ tục gửi thư bảo đảm, phía trước chị còn bốn người nữa xếp hàng, người đứng đầu là một nông dân, ông ta rất lớ ngớ, nhaan viên bưu điện phải giải thích cho ông ta cách điền họ tên địa chỉ…
Chị Mộ Dung vừa đùa với thằng bé Xoa vừa chờ đến lượt mình, hai người đang chơi trò “đoán ngón tay”: bàn tay này nắm các ngón của bàn tay kia, chỉ thò ra các đầu ngón tay, phải đoán xem đâu là ngón giữa…
Thời gian bà già đồng nát đi hết hai trăm mét hơi ngắn hơn thời gian bốn người làm thủ tục gửi thư. Nhưng có một người thợ giày bước lại, ông ta có vẻ hơi “ấm đầu”, gặp ai cũng khoe rằng mình là người duy vật, tuy nhiên ông có tay nghề rất khá. Ông ta bước đến trước mặt bà già đồng nát, nói: “Nếu bà thu gom được giày da chưa cũ lắm, thì cứ bán cho tôi, tôi vá chữa lại vẫn đi được rất tốt.”
Bà già nói: “Phần nhiều là không thành đôi.”
Ông thợ giày: “Vứt bỏ chiếc này thì chắc chắn sẽ vứt nốt chiếc kia. Tôi là người tiết kiệm…”
Thông thường, ông ta hay nói dài dòng lủng củng, tốn thời gian bằng mười người xếp hàng gửi thư bảo đảm.
Còn chị Mộ Dung, khi đến lượt chị thì lại có chút trục trặc: phong bì thư của chị không đạt chuẩn nên không thể gửi. Chị đành mua tại chỗ một phong bì khác, xé bỏ phong bì cũ, thay vào. Sau đó lại điền các thông tin địa chỉ cần thiết.
Ông thợ giày lại bước đi. Bà già tiếp tục đẩy xe thu gom đi về phía bưu điện.
Chị Mộ Dung đã gửi xong thư, rồi dắt thằng bé đi ra.
Rốt cuộc, bà già đồng nát và thằng bé đã chạm trán ở cửa trạm bưu điện thị trấn Tuyệt Luân Đế.
Lúc này là đầu giờ chiều, mùa thu, trời cao, ít mây, không có chim nhạn bay về nam. Ánh dương rất đẹp, hơi có vẻ uể oải trì trệ. Đường phố thị trấn rất vắng người qua lại, không khí rất yên bình, tĩnh lặng.
Khi nhìn thấy thằng bé Xoa, bà già đờ ra, đôi mắt bà đầy vẻ sợ hãi.
Còn thằng bé, nhìn thấy bà già, nó cũng phát hoảng, cũng rất sợ hãi.
Chị Mộ Dung không biết có chuyện gì xảy ra, chị kéo tay thằng bé, giục nó: “Kìa, sao lại không đi? Theo mẹ, về nhà thôi!”
Thằng bé cúi đầu, rồi lập tức đi theo chị Mộ Dung, không ngoảnh lại lần nào nữa.
Bà già cũng đẩy xe rất vội vã, chuồn thẳng.
Danh sách chương