Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 110: Hành động của các bên (2)
- Cái gì chứ? Mẹ cha tiên sư cái lũ khốn kiếp đó!- Đinh Võ chửi ầm lên.
Hoàng Anh Tài vừa lén cho họ biết kế hoạch của đám quan lại Trấn Hoài Nhân.

Theo kế hoạch của quan lại Hoài Nhân, những quan viên đó giả vờ rằng đám Toàn, Vâm là người được chia phần đất này do công sớm đầu hàng và giúp đánh bại Hiên Giáo trong thời gian ngắn.

Thậm chí bọn họ sẽ được phong quan tước, sau sẽ lĩnh nhiệm vụ đồn điền trên đây.

Tất nhiên bọn Pơtao Lia và Pơtao Anui sẽ không chịu, vì từ lâu chúng thèm thuống mảnh đất màu mỡ này.
Quan lại ở Hoài Nhân sẽ thả dây dài câu cá lớn một phen, khiến hai xứ Pơtao phải nôn ít chất béo trao đổi, rồi tuyên bố bỏ mặc bọn họ cho hai xứ đó xử gọn.

Chắc chắn với việc căm thù bọn nó vì suýt cướp mất đất, lại còn phải mất tiền tài trao đổi, hai xứ Pơtao sẽ tới hỏi tội họ nhiệt tình.
- Lão Toàn, giờ làm gì đây? Bỏ đất mà chạy ngay không?- Đinh Văn hỏi.

Bọn họ vốn là thuộc cấp của Kiệt, giờ chạy ngay về đất Nam Bàn cũng được
- Vâm, ông có ý kiến gì?- Toàn không vội trả lời mà hỏi Vâm.

Lần trước hắn ép Vâm phải hàng và phản Hiên Giáo ở thế sự đã rồi, việc này Kiệt đã có lời trách móc.

Toàn dù sao cũng chỉ là hàng tướng, Vâm mới là người Kiệt tin cậy cao hơn, nếu Toàn cứ tự quyết mãi, Kiệt sẽ không vui vẻ gì.
- Tình hình này, tôi cho rằng không rút vội được.

Làm thế thì cậu Tài sẽ nguy.

Việc này bọn Hoài Nhân đang bàn bạc vẫn còn trong bí mật, ngoài mặt chúng đang nhiệt tình với ta, cung cấp đủ loại quân nhu, lương thảo, giờ ta bỏ đi thì chúng sẽ hiểu là có người báo tin cho ta.

Vậy là ta hại chủ.

Khi ấy, trời đất bao la cũng không có chỗ mà dung thân!- Vâm nói nghiêm khắc.


Hắn sợ bọn thằng Toàn lại như lần trước chỉ lo thân mình.

Khi ấy Hiên Giáo từng có lỗi trước, lại không phải chủ thật, mà hoàn cảnh cũng bất đắc dĩ.

Còn Tài thì là em trai của Kiệt, chủ của họ, dù thế nào cũng không phản được.
- Đúng vậy!- Toàn gật gù tán đồng- Thực ra mọi chuyện cũng không tới mức đáng sợ.

Chúng ta đã biết là hai xứ Pơtao nhòm ngó, vậy có chuẩn bị sớm.

Bọn nó vừa thò tay là ta chặt một phát, rồi lại đi đàm phán, cũng không phải là không thể sống chung với nhau.
Mọi người thấy vậy cũng không sai, tâm lý bình tĩnh lại.

Cả bọn một mặt tích cực chuẩn bị cho việc đối đầu với hai xứ Pơtao.

Lấy danh nghĩa lo ngại rằng đám Pơtao Lia và Pơtao Anui sẽ không bỏ qua cho họ, vì bọn này từng bị họ đánh, Toàn giả cho người đi xin quân Hoài Nhân đứng ra hòa giải, đồng thời xây dựng căn cứ địa để phòng thủ.

Việc này là hoàn toàn hợp lý, bên, mặt khác xin Tài gấp báo tin cho Kiệt, Minh để liệu sự.

Kiệt sớm truyền tin lại, bảo bọn Toàn, Vâm chuẩn bị đối đầu với đám Pơtao Lia và Pơtao Anui.

Xứ Pơtao Angin sẽ hỗ trợ bọn nó đánh hai xứ kia theo lệnh của bên Vitariji.

Vitariji đã biết chuyện hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui hợp tác với quân Hoài Nhân để diệt Hiên Giáo nên đã ra lệnh cho Vương Vĩnh xử lý hai xứ này.

Vốn dĩ Hiên giáo là một trong những con đường để quân Chiêm đánh theo đường bộ vào Hoài Nhân, giờ nơi ấy đã mất, hai xứ Pơtao có hiềm nghi tiếp tay với quân Hoài Nhân, nên phải loại trừ.

Đam Mỹ H Văn
- Cái gì chứ?
- Thông tin bị chậm cũng là một lợi thế! Bên Hiên Giáo cầu cứu khi bị giáp công từ hai phía, nên Vitariji biết hai xứ Pơtao bắt tay với quân Hoài Nhân.

Rồi sau đó quân Hiên Giáo bị khống chế quá nhanh, tin tức không thông suốt, Vitariji liền cho là hai xứ này hợp tác với quân Hoài Nhân nên mới có kết quả ấy.- Người đưa tin giải thích

- Nhưng vẫn còn người của Hiên Giáo còn sống.

Phu nhân Amusi.

Bà ta biết sự thật.
- Đúng, cậu Kiệt tốn kha khá sức mới điều đình được vụ này, đảm bảo bà ta không nói linh tình.- Người đưa tin nhìn Toàn, ánh mắt không vui vẻ.

Kiệt muốn đám người Toàn, Vâm an toàn, tiếp tục thỏa hiệp với Amusi, để bà ta không nói lung tung, việc Vitariji đồng thuận cho Vương Vĩnh mang quân hỗ trợ đám thằng Toàn.

Những điều kiện đàm phán cũng nặng nề: bao gồm hỗ trợ truyền đạo không chỉ ở Nam Bàn, còn ở cả Tân Bình, thậm chí là Pơtao Angin.
Để hỗ trợ Hiên Giáo truyền đạo, tự nhiên phải bỏ ra khoản không nhỏ.

Con người tìm tới tôn giáo, là vì mưu cầu bản thân.

Giống như cách Đạo Ngũ Đấu Mễ thời Đông Hán truyền đạo bằng cách cho mỗi tín đồ 5 đấu lương thực ( ngũ đấu mễ tức là năm đấu lương thực), đạo Kito truyền vào Việt Nam từng một thời cấp cho tín đồ tiền của, Hiên Giáo muốn nhanh chóng phát triển cũng phải cho tín đồ của cải.

Giờ đây, Kiệt phải chung lưng gánh vác.
- Toàn biết bản thân đã thành gánh nặng.

Chỉ xin sứ giả báo vê, Toàn này nhất định gan óc lầy đất, tận trung với cậu Kiệt và làng Hồng Bàng.- Trần Thanh Toàn lập tức quỳ gối, hướng về phía bắc, phía làng Hồng Bàng, rập đầu.
.............................................
Về phần Tài, hiện tại nó đang bận bịu việc phụ cha là Hoàng Văn Định bố trí việc ra khơi đánh bắt hải sản.

Sau trận chiến đánh bại và bắt giữ tù binh Hiên Giáo, dẫu thu được nhiều của cải, nhất là lương thực, song phần nhiều trong số đó bị đem sung vào quân lương, phần thì các quan chia nhau.

Trong khi đó, tự dưng trấn Hoài Nhân phải chịu thêm 6 vạn miệng ăn.

Dù có là nô lệ, cũng phải cho ăn mới làm việc được.

Vấn đề lương thực trở nên cấp bách.

Cũng còn may, có một phương án không tồi đã sẵn sàng, đi ra khơi xa hơn đánh bắt hải sản.

Việc đánh bắt xa bờ xưa này luôn gian nan, sóng to gió lớn, khổ cực rồi chưa kể là những nguy cơ như cướp biển, bão tới bất ngờ hoặc bệnh tật,...!Bởi thế nên trong thời đại này, dân đi biển thường đi men bờ, để có gì còn tạt vào bờ tránh trú, dù đó là các nước có nền thương mại hàng hải phát triển như các nước Chiêm Thành, các quốc gia như Nam Dương, Chà Và...!cũng như vậy cả.

Tới cả quan lại Hoài Nhân khi nghe phương án này, cũng cảm thấy khó thực thi vì dân chúng có mấy ai dám đi.
- Nếu không đi đánh bắt xa bờ, việc cung ứng lương thực sẽ rất căng thẳng!- Tài phân tích số liệu trước mặt các quan viên Hoài Nhân- Các vị đại nhân đừng thấy rằng thu hoạch ổn định mà mừng, một năm nay may mắn bão gió không nhiều, nhưng ai cũng biết rằng đất này nhiều mưa bão, sẽ có lúc mất mùa, mà dân bị đói, chuyện sẽ rất căng.

Còn nhớ Hoài Nhântrước khi Kiệt tới và mang theo công nghệ canh tác tân tiến, Hiên Giáo thường xuyên tổ chức giáo dân đi lấy tài nguyên quý hiếm bất chấp nguy hiểm để đổi lấy lương thực vậy.
- Tại sao không tăng gia sản xuất?- Một viên quan đưa ra phương án đươn giản mà bất kỳ ai cũng biết
- Thưa đại nhân, hiện tại Hoài Nhân có đột ngột 6 vạn miệng ăn, tăng gia sản xuất là không kịp.
- Vậy thì bán bớt đi!- Người khác lầu bầu, nhưng không nhiều người tán đồng.

Ai cũng biết đám nhân khẩu này về sau sẽ là những cỗ máy kiếm tiền.
- Vậy ngươi có cách nào không?
- Có, việc đi biển đánh bắt xa bờ thì bên làng Hồng Bàng có chút nghiên cứu, xong nhân khẩu chúng tôi không có, chưa thực thi được nhiều.

Nay chỉ cần tầm 1000 người và trên 20 thuyền là đủ để thử nghiệm.
- Thử nghiệm, nghĩa là người không chắc chắn thành công sao?
- Bẩm đại nhân, biển cả mênh mông, sóng to gió lớn, nói một lời chắc chắn, chính tại hạ cũng không tin được?- Hoàng Anh Tài nhún vai
Hoàng Anh Tài không dám nói láo rằng chắc chắn thành công là bởi nó còn dự định dùng trấn Hoài Nhân làm nơi kiểm nghiệm những công nghệ đánh bắt xa bờ.

Mà đã là kiểm nghiệm thì tất phải có những điều lỗi, bởi chỉ có thử và sai thì mới nhanh chóng biết được hiệu quả.

nhưng cứ thử vài sai thì thành quả lại khó đạt tiêu chuẩn, chẳng thà nói thấp một chút, về sau thu hoạch cao hơn không sao, nói trước bước không qua thì là dở.
Cuối cùng, Trương Văn So đứng ra nêu lên một giải pháp trung dung.

Đầu tiên, cho phép Tài tiến hành ra khơi bắt cá nhưng chỉ cấp 10 thuyền và 500 người để dùng, nếu thực sự hiệu quả sẽ tiếp tục.

Thứ hai, tiến hành tăng gia sản xuất, tích trữ lương thực, mua thêm lương thực.

Thứ ba, với đám người tù binh, giảm khẩu phần ăn xuống.

Ba phương án đưa ra, các bên đều tương đối hài lòng.
Hoàng Văn Tài cẩn thận qua cảm ơn Trương Văn So.

Nói gì nói, ông ta cũng giúp cậu ta thông qua sách lược.


Tài mang quà cáp tới, Trương Văn So nhiệt tình mời vào nhà
- Thằng cháu tới chơi là quý rồi, sao còn mang theo quà cáp gì cho phiền hà thêm - Trương Văn So tay nhận quà, miệng vẫn nói lời khách sáo.
- Dạ, cũng nhờ bác giúp đỡ thì việc mới thuận lợi như vậy.

- Việc này nói cho đúng cũng là việc chung.

Thân là quan viên, ai chả biết dân dĩ thực vi thiên.

Cháu nghĩ cách giúp dân no cái bụng, không vì đói mà làm loạn, ấy là giúp bọn ta rất nhiều.
- Dạ dạ, cháu cũng chưa nghĩ xa thế, chỉ nghĩ kiếm thêm chút lương thực phòng xa thôi.- Tài cũng khiêm tốn đáp lại
Hai bên nói chuyện khách sáo một phen, Tài nói lý do bản thân tới gặp Trương Văn So.

Cậu ta muốn ông ta nghĩ cách tăng số lượng thuyền lên.

Thuyền ra khơi 10 chiếc nghe thì rất nhiều, nhưng Tài không muốn chỉ ra biển tìm cách đánh bắt cá, mà còn muốn ra đó thăm dò cách đi biển xa bờ và khai thác các loài hải sản xa bờ.

Không chỉ quanh vùng biển Hoài Nhân mà còn muốn tiến lên bắc, về cả Tân Bình.
Kiệt có nói rằng đất Tân Bình nhỏ hẹp, đất nông nghiệp ít, nếu sau này khởi binh, vấn đề lương thực sẽ là quan trọng.

Bên cạnh họ có biển lớn, nếu ki thác được tôm cá, hải sản về dùng làm lương thảo, có thể đủ để mưu sự.

Có câu thấy trời sắp mưa thì lo cất áo, chỉ là việc nhà đã vậy, việc nước càng phải chú trọng hơn, nhìn xa hơn.
Trương Văn So từ chối một hồi, Tài cũng không bỏ cuộc, cuối cùng, lão biết Tài có quyết tâm, mới chỉ một cách:
- Thực ra việc điều động thêm thuyền cũng không phải không thể? Việc chiêu mộ người dân theo lệnh quan tổng trấn thì cần các quan viên đồng ý, nhưng tự các nhà chài ra biển thì ai cản được.
- Các nhà chài đều là thuyền nhỏ, không ra khơi xa được.- Tài lắc đầu
- Quan phủ có thể đóng thuyền, đóng dư vài chiếc, các nhà chài mua lại là xong.- Trương Văn So gợi ý.

Tài lập tức cảm ơn, lại xin ông ta dẫn tiến.

Muốn xưởng quan đóng thêm vài chiếc thuyền dư ra, nói thì dễ, cũng phải có tiền đổ vào, nhá.

Tiền mặt, tất nhiên Tài không thể có, vì vậy một mặtp hải trả góp, mặt khác phải liệu mà xin xỏ, để bên xưởng thuyền quan bớt cho chút ít.

Mà muốn thế, lại phải cậy tới Trương Văn So và các mối quan hệ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện